Cùng nhau vượt qua trầm cảm

Bài test xem bạn có bị trầm cảm ở phụ nữ

Bệnh phụ nữ Sức Khỏe
Mất:13 phút, 6 giây để đọc

Con người chúng ta ai cũng có những xúc cảm sâu từ bên trong. Đó chính là sự khác biệt bậc nhất của chúng ta và robot rằng chúng ta ai cũng đều có cho mình những xúc cảm vui, buồn, tủi riêng. Song, ở người thường nỗi buồn sẽ chỉ ” ở lại ” một thời gian ngắn và có thể dễ dàng vục lại cảm xúc ban đầu. Còn đối với bệnh trầm cảm ở phụ nữ lại khác hoàn toàn, đây được coi là bệnh lý khá nguy hiểm bởi nó liên quan đến suy nghĩ, cảm giác và quan trọng hơn hết là từng hành động hàng ngày

Hãy cùng Thanhnien365 đi vào bài các dấu hiệu trầm cảm ở phụ nữ dưới đây để nắm thêm thông tin nhé

Trầm cảm liên quan đến sức khỏe ra sao ?

Đầu tiên ta cần phải hiểu bệnh trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần phổ biến ở con người. Các triệu chứng của căn bệnh bao gồm:

  • Tâm trạng luôn buồn bã ít nhất 2 tuần liên tiếp mà không thấy dấu hiệu tiến triển
  • Lòng tự trọng bị thấp đi
  • Bống dưng mất hứng với các hoạt động mà ta từng cảm thấy thú vị
  • Các hoạt động bình thường cũng dần trở nên khó khăn với người trầm cảm
  • Cảm thấy thiếu năng lượng, mệt mỏi
  • Đau nhưng lại không rõ nguyên nhân tại sao
  • Thỉnh thoảng còn ảo tưởng hoặc gặp ảo giác bởi chính suy nghĩ bản thân

Trầm cảm không thể tự được chữa khỏi

Trầm cảm kiếm đến bạn là chính bởi suy nghĩ đi ra từ trong đầu bạn. Thế nên việc nói chuyện với người bạn thân hoặc thành viên trong gia đình về trầm cảm sẽ giúp bạn thoát khỏi nó. Hay đơn giản chỉ cần suy nghĩ tích cực lên, suy nghĩ theo chiều hướng tốt. Bạn có thể sẽ cảm thấy tốt hơn nếu bạn cố gắng nhiều trong hai việc trên. Đặc biệt trầm cảm không phải dấu hiệu của một người yếu đuối trong tâm hồn lẫn thể xác. Tất nhiên càng không có khiếm khuyết nào đó trong nhân cách. Chính vì thế hầu hết những người đã trải qua trầm cảm cần điều trị để tốt hơn.

Còn nếu như bạn hoặc thành viên của một gia đình có một người phụ nữ trầm cảm/ dấu hiệu của trầm cảm. Bạn có thể sẽ là người giúp họ về mặt cảm xúc của bệnh nhân. Hãy tỏ thật ra hiểu biết đi cùng kiên nhẫn và khuyến khích người bệnh. Lúc này bạn càng không nên bỏ qua tất cả cảm xúc của cô ấy. Cố gắng khuyến khích cô ấy đi gặp và nói chuyện với bác sĩ. Kèm theo đó là nhắc nhở cô ấy về thời gian và điều trị, cô ấy có thể cảm thấy tin tưởng và tốt hơn.

Người trầm cảm phải cần được điều trị

Nếu bạn cho rằng rằng bạn đang có dấu hiệu có thể bị trầm cảm. Hãy bắt đầu tìm hiểu và hẹn gặp bác sĩ hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn càng sớm càng tốt. Bạn có thể lựa chọn các bác sĩ chính của bạn hoặc nhà cung cấp dịch vụ y tế bên mảng chuyên chẩn đoán cũng như điều trị các tình trạng sức khỏe tâm thần

Hai ví dụ điểm hình: nhà tâm lý học hoặc bác sĩ tâm thần.

Đối với một số loại thuốc, một số tình trạng sức khỏe, chẳng hạn như

  • Virus
  • Rối loạn tuyến giáp

Hai điều trên cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự như trầm cảm ở chúng ta. Bác sĩ khám có thể loại trừ những khả năng này bằng cách làm một bài kiểm tra thể chất, phỏng vấn rồi xét nghiệm. Đừng lo nhé, bởi khám trầm cảm không quá khó khăn và mất thời gian đâu. Nên đến gặp Bác sĩ hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà bạn tin tưởng. Họ sẽ kiểm tra và nói chuyện như bình thường với bạn về các lựa chọn điều trị và các bước phù hợp tiếp theo.

Trầm cảm rất dễ tổn thương

Như đã nói ở trên, khi trầm cảm sẽ khiến nỗi buồn sâu trong thâm tâm bị kéo dài. Song, nỗi buồn cũng chỉ là một phần nhỏ của trầm cảm mà thôi. Trên thực tế, có những người bị lại đi trái với số đông. Họ bị trầm cảm nhưng hoàn toàn không cảm thấy buồn. Một người bị trầm cảm có thể gặp nhiều triệu chứng ửo thể chất cơ thể. Chẳng hạn như:

  • Đau, nhức đầu
  • Chuột rút nhiều hơn bình thường
  • Các vấn đề liên quan đến tiêu hóa cũng có thể xảy ra.
  • Gặp rắc rối với việc ngủ, thức dậy vào buổi sáng rồi cảm thấy mệt mỏi, không năng lượng.

Dấu hiệu trầm cảm

Dấu hiệu trầm cảm

Nếu bạn nhận thấy rằng bạn đã trải qua bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào dưới đây trong ít nhất hai tuần. Bạn có thể bị trầm cảm và cần khám gặp bác sĩ:

  • Tâm trạng buồn bã hay trống rỗng trong lòng
  • Cảm giác bi quan kèm theo tuyệt vọng
  • Hay cáu gắt
  • Cảm giác tội lỗi hoặc bất lực rồi đôi lúc cảm thấy như vô giá trị
  • Giảm năng lượng trong cơ thể hoặc mệt mỏi
  • Khó có thể ngủ, thức dậy sớm hoặc ngủ quá giấc
  • Mất hứng thú hoặc niềm vui trong sở thích và hoạt động thú vị ngày xưa
  • Di chuyển bị trì trệ hoặc nói chậm hơn
  • Cảm thấy lòng bồn chồn hoặc khó ngồi yên
  • Khó có thể tập trung, ghi nhớ hoặc đưa ra quyết định của mình
  • Sự thèm ăn và / hoặc thay đổi về cân nặng
  • Trong đầu luôn suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử ( đây là dấu hiệu điển hình )

Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào trên đây, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về những triệu chứng ấy. Bạn hãy trung thực, rõ ràng và súc tích nhé! Sẽ không sao đâu bởi bác sĩ cần biết phải biết bạn cảm thấy thế nào.

Hãy chuẩn bị sẵn câu trả lời về bản thân qua các câu hỏi sau

Nên đến gặp bác sĩ để điều trị

  • Bác sĩ có thể sẽ hỏi về các triệu chứng của bạn:
  1. Khi nào bắt đầu
  2. Thời gian xảy ra trong ngày
  3. Thời gian kéo dài
  4. Tần suất xảy ra
  • Nếu chúng dường như đã bắt đầu trở nên tồi tệ hơn hoặc tiến triển theo hướng tốt hơn. Vậy liệu chúng có ngăn cản bạn trong một vài việc. Cụ thể là việc ra khỏi nhà hoặc thực hiện các hoạt động thông thường trong cuộc sống của bạn.

Những câu hỏi đơn giản của bác sĩ trên có thể sẽ giúp bạn có thời gian để ghi chú về các triệu chứng của mình trước khi đến gặp Bác sĩ của bạn.

Một số loại bệnh trầm cảm xuất hiện phổ biến ở phụ nữ

Phụ nữ khi mang thai, có cho mình thời kỳ hậu sản hay tiền mãn kinh và những ngày trong chu kỳ kinh nguyệt đều liên quan đến những thay đổi lớn về thể chất cũng như nội tiết tố bên trong. Những loại trầm cảm có thể xảy ra ở các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của một người phụ nữ bao gồm:

Rối loạn tiền kinh nguyệt về tiêu hóa

Có lẽ thuật ngữ rối loạn trước ngày tiền kinh nguyệt là đã quá phổ biến và quen thuộc. Khi này tâm trạng buồn bực và khó chịu trong những tuần trước khi xảy ra chu kỳ kinh nguyệt là khá phổ biến cùng các triệu chứng thường nhẹ. Nhưng đặc biệt có một dạng rối loạn ít phổ biến hơn, nghiêm trọng hơn được gọi là rối loạn tiền kinh nguyệt (PMDĐ). Tiền kinh nguyệt được coi là một tình trạng nghiêm trọng với việc không thể kiểm soát được các triệu chứng như cáu gắt, tâm trạng chán nản, buồn bã, hay suy nghĩ tự tử, thay đổi khẩu vị bản thân, đầy hơi, đau vú,…

Trầm cảm sau sinh

Có lẽ loại bệnh trầm cảm ở phụ nữ này đã khá phổ biến và được mọi người biết đến. Phụ nữ mang thai phần lớn phải đối phó với ốm nghén, tăng cân cũng như thay đổi tâm trạng hoàn toàn. Chăm sóc trẻ sơ sinh cũng đã là một thách thức đối với nhiều người. Nhiều bà mẹ lần đầu tiên sinh đẻ được sử dụng thuật ngữ “baby blue”. Có nghĩa để sử dụng, mô tả cảm giác lo lắng, bất hạnh, thay đổi tâm trạng và mệt mỏi trong thời kỳ sau khi sinh. Những cảm giác xảy ra này thường nhẹ, chỉ kéo dài một hoặc hai tuần.

Trầm cảm chu sinh hay còn được biết đến là trầm cảm trong hoặc sau khi mang thai (sau sinh). Trầm cảm sau sinh nghiêm trọng hơn rất nhiều so với “ blues baby”. Đi kèm đó sẽ có dấu hiệu cảm giác buồn bã, lo lắng và kiệt sức. Kéo theo trầm cảm chu sinh đó có thể gây khó khăn cho việc hoàn thành các hoạt động chăm sóc thường ngày cho người lần đầu tiên làm mẹ và cả cho em bé

Nếu bạn phân vân rằng bạn bị trầm cảm chu sinh. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ của mình hoặc một chuyên gia chăm sóc sức khỏe tâm thần được đào tạo chuyên môn. Còn nếu bạn cảm thấy bất kỳ dấu hiệu trầm cảm ở người thân, người vợ của mình hoặc một người mà bạn quen biết trong khi mang thai hoặc sau khi đứa trẻ được sinh. Hãy nghiêm túc khuyến khích cô ấy đến gặp nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc đến các phòng khám chuyên khoa bạn nhé.

Trầm cảm trong thời kỳ tiền mãn kinh

Một loại trầm cảm ở phụ nữ phổ biến nữa sau trầm cảm sau sinh là trầm cảm thời kỳ tiền mãn kinh. Tiền mãn kinh (giai đoạn chuyển sang mãn kinh) là thời kỳ, giai đoạn thường gặp trong cuộc sống của tất cả phụ nữ, đôi khi đây lại còn là một sự thách thức.

Nếu như bạn đang trải qua giai đoạn tiền mãn kinh trong cuộc sống. Các dấu hiệu ấy có thể gặp phải những giai đoạn bất thường, khó ngủ, thay đổi tâm trạng và bốc hỏa. Nhưng nếu chỉ có thế thì đó là một chắc chắn rằng đây là bình thường khi những cảm xúc đó tìm đến bạn. Còn ngược lại, nếu bạn đang vật lộn với sự cáu kỉnh, lo lắng, buồn bã hoặc mất đi những sở thích ở bản thân của mình tại thời điểm chuyển tiếp mãn kinh… Bạn có thể cũng bị trầm cảm do mãn kinh gây nên. Hãy đến bác sĩ hay nhà chăm sóc sức khỏe chuyên môn để khám và chữa trị kịp thời nếu có bệnh bạn nhé.

Trầm cảm ảnh hưởng theo các cách khác nhau

Không phải mọi phụ nữ sẽ đều bị ảnh hưởng của bệnh trầm cảm giống như nhau. Có một số phụ nữ sẽ chỉ trải qua một vài triệu chứng đã nói trên. Còn lại cũng có những người khác có thể gặp nhiều triệu chứng hơn bình thường. Còn về vấn đề mức độ nghiêm trọng và tần suất của các triệu chứng ra sao, thời gian kéo dài của triệu chứng như thế nào,… Tất cả sẽ khác nhau và tùy thuộc vào từng bệnh hay bệnh cụ thể của cô ấy. Các triệu chứng ấy cũng có trường hợp thay đổi tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh.

Tất cả loại trầm cảm đều có thể được điều trị

Có lẽ những mục trên có thể khiến bạn hoang mang, lo lắng thêm. Nhưng đừng lo gì cả, trầm cảm cũng chỉ là một loại bệnh. Mà bệnh thì tất nhiên đều sẽ được điều trị, ngay cả trường hợp trầm cảm nặng nhất của trầm cảm ở phụ nữ cũng đều được điều trị nếu đúng cách.

Thông thường trầm cảm sẽ được điều trị bằng thuốc, tâm lý trị liệu ( người mắc trầm cảm sẽ nói chuyện với một chuyên gia đã được đào tạo về chuyên môn trên và đôi khi được gọi là liệu pháp trò chuyện). Cũng có thể kết hợp cả hai cách tren. Còn nếu như các phương pháp điều trị này không làm giảm triệu chứng bệnh của bạn. Liệu pháp chống co giật hay các liệu pháp kích thích não khác cũng có thể chọn để trị bệnh

Bạn cần biết

Trầm cảm ảnh hưởng đến mỗi cá nhân đều theo một cách khác nhau. Sẽ không có điều trị nào phù hợp với tất cả các trường hợp của căn bệnh trầm cảm. Có thể việc điều trị sẽ mất một số thử nghiệm hoặc thậm chí điều trị thất bại để tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Dành thời gian vui chơi cùng bạn bè

Hiện nay các nhà khoa học vẫn luôn tiếp tục nghiên cứu trầm cảm không ngừng để cải thiện cách chẩn đoán bệnh và điều trị bệnh trầm cảm này. Cụ thể như, các nhà khoa học đang nỗ lực tìm hiểu về sự thay đổi của nội tiết tố sinh sản gây ra rối loạn tâm trạng. Câu hỏi tại sao một số phụ nữ có nguy cơ cao hơn những người khác và làm thế nào mà họ có thể chuyển những kết quả nghiên cứu của họ thành phương pháp điều trị mới hoặc cải thiện các phương pháp thành công hiện có.

Trầm cảm ở phụ nữ hay bất kể ai là hoàn toàn có thể điều trị được. Nếu cần giúp đỡ bạn có thể tìm đến các chương trình điều trị về sức khỏe tâm thần ở địa phương gần nhất hoặc hỏi Bác sĩ, những nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe. Nói chuyện thẳng thắn với Bác sĩ một cách tin tưởng sẽ mang đến kết quả điều trị tốt, chất lượng, an toàn và hài lòng cũng như tìm ra được giải pháp nhanh chóng

Một số bệnh viện đáng tin tưởng

Có rất nhiều nơi mà bạn có thể tìm đến để thăm khám và chữa trị. Một gợi ý điển hình là Phòng khám Tâm lý – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đã có mặt nhiều nơi. Bệnh viện chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4/2019. Họ có chức năng khám, tư vấn cũng như điều trị ngoại trú các vấn đề tâm lý và sức khỏe tâm lý của người bệnh. Đi kèm với trang thiết bị hiện đại. Phòng khám Sức khỏe Tâm Lý Vinmec hiện đang hợp tác với các giáo sư, chuyên gia giàu kinh nghiệm nhất trên cả nước.

Cùng với mong muốn chưa bệnh kèm theo kết hợp triển khai các trắc nghiệm tâm lý. Cùng liệu pháp tâm lý chuyên sâu phục vụ công tác chẩn đoán và điều trị. Tất cả đều nhằm mang lại hiệu quả khám chữa bệnh tốt nhất cho bệnh nhân

Bạn nên để ý các căn bệnh ở bản thân và đến những bệnh viên uy tín để chữa bệnh. Cảm ơn vì đã dành thời gian đọc bài cùng chúng tôi

Nguồn: vinmec.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài đặc sắc