Chắc hẳn trong mỗi chúng ta ai cũng đã từng được nghe qua “bệnh quai bị”. Mỗi người sẽ có ít nhất một lần bị mắc phải căn bệnh này. Đặc biệt thường xảy ra ở trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 15. Bệnh quai bị ở trẻ xảy ra khá phổ biến và dễ dàng chữa trị. Nhưng nếu không có phương pháp điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin về dấu hiệu và các con đường lây lan của bệnh quai bị để phụ huynh lưu ý. Đồng thời nhận thức được các biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này. Và một thắc mắc được đưa ra: Phương pháp điều trị bệnh quai bị đúng cách ở trẻ là gì?
Tìm hiểu về bệnh quai bị
Bệnh quai bị là gì và nguyên nhân gây bệnh?
Bệnh quai bị là loại bệnh lý gây ra do tuyến mang tai bị viêm do siêu vi hoặc vi trùng. Trường hợp quai bị do siêu vi thì bệnh khá lành tính và có thể tự khỏi sau 1 tuần. Tuy nhiên đối với quai bị do vi trùng thì trẻ sẽ có những triệu chứng nghiêm trọng hơn và cần được điều trị ở bệnh viện. Trong trường hợp này, nếu không được chữa trị đúng cách thì trẻ có thể xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Hậu quả là gây viêm tinh hoàn hoặc viêm buồng trứng dẫn đến vô sinh.
Nguyên nhân gây bệnh là do virus thuộc nhóm Paramyxovirus. Đây là loại virus có tốc độ lây nhiễm rất nhanh và dễ lây từ người này sang người khác. Do đó nguy cơ bùng dịch ở khắp nơi là rất cao, đặc biệt ở những nơi đông đúc như trường học, nhà trẻ, khu vui chơi giải trí… Vào thời điểm nhiệt độ thấp cũng khiến mầm bệnh dễ dàng phát tán.
Các con đường lây nhiễm bệnh
Phụ huynh cần lưu ý các con đường lây nhiễm căn bệnh này để phòng tránh cho con và cho bản thân:
- Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh mà không phòng bị.
- Qua đường hô hấp. Người bệnh khi ho, hắt hơi, virus sẽ lan truyền nhanh trong môi trường không khí.
- Trong quá trình sinh hoạt và ăn uống chung với người mắc bệnh.
- Dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn, quần áo… với người bệnh.
- Virus quai bị có thể tồn tại trong nước tiểu khoảng 2-3 tuần.
- Khoảng thời gian lây bệnh là từ 6 ngày trước khi bệnh toàn phát sưng tuyến mang tai. Cho đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh lý.
- Bệnh quai bị thường gặp ở bé trai hơn là bé gái.
Các dấu hiệu khi trẻ bị quai bị
Trong thời gian ủ bệnh
Sau khi tiếp xúc với virus khoảng 14-25 ngày, sẽ có những thay đổi từ 2- 4 tuần, trung bình 17 – 18 ngày. Ở thời kỳ này trẻ không có triệu chứng nào cụ thể.
Thời kỳ khởi phát
- Trẻ bị suy nhược, biếng ăn, miệng bị khô.
- Mệt mỏi toàn thân, khó chịu và đau đầu.
- Có thể bị sốt nhẹ.
- Trẻ bị đau họng và đau ở góc hàm.
- Vùng bị sưng không nóng, không bị sung huyết.
- Tuyến mang tai to dần và đau nhức, đặc biệt đâu khi thăm khám và khi nhai.
Thời kỳ toàn phát
- Tuyến mang tai sưng to (tối đa 2 – 3 ngày) và đau nhức một bên. Sau đó lan qua bên đối diện và tuyến nước bọt khác. Cao điểm trong 1 tuần sau đó nhỏ lại.
- Tuyến sưng lan ra vùng trước tai, mõm chũm, lan đến cung dưới xương gò má, lan đến dưới hàm và làm mất rãnh dưới hàm. Tuyến sưng to đẩy phình tai ra ngoài và lên trên, da trên tuyến đỏ, không nóng, ấn vào có cảm giác đàn hồi.
- Tuy nhiên vẫn có những trường hợp không biểu hiện các triệu chứng như trên. Điều này khiến không ít người bị nhầm lẫn giữa bệnh quai bệnh và các bệnh khác (viêm tuyến nước bọt, viêm tuyến mang tai…).
Thời kỳ hồi phục
Sau 1 tuần, tuyến mang tai giảm đau và nhỏ dần. Các triệu chứng đau họng, khó nuốt giảm và từ từ khỏi hẳn.
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh quai bị
Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt là đối với các bé trai. Đa phần những bệnh nhân nam mắc bệnh thường có nguy cơ biến chứng của bệnh viêm tinh hoàn, nhất là những bệnh nhân đang ở độ tuổi dậy thì.
Một số triệu chứng như trẻ bị sốt cao và ớn lạnh. Đôi khi lạnh run, buồn nôn, đau bụng. Một hoặc cả 2 bên tinh hoàn bị sưng đau. Thậm chí có thể sưng gấp 2-3 lần so với bình thường. Sau 2-4 tháng mắc bệnh tinh hoàn có thể bị teo (30 – 40%). Có cảm giác nóng rát ở tinh hoàn và cương đau dương vật.
Nếu như người bệnh không kịp thời điều trị sẽ dẫn đến teo tinh hoàn. Cuối cùng dẫn đến tình trạng khô tinh trùng, ảnh hưởng đến sự sinh sản, gây vô sinh.
Các phương pháp điều trị bệnh quai bị ở trẻ
- Hiện nay chưa có thuốc đặc trị ở trẻ em. Do vậy khi thấy trẻ có những dấu hiệu của bệnh quai bị như vùng má sưng đỏ, đau, có hiện tượng sốt, rêu lưỡi vàng thì hãy đưa bé đến cơ sở y tế để được khám và có hướng điều trị kịp thời.
- Nếu trẻ bị quai bị nếu quá đau có thể sử dụng thuốc giảm đau.
- Cần đặc biệt chú ý bù nước cho trẻ để phòng tránh mất nước do sốt cao.
- Tuyệt đối không tự ý bôi, đắp các loại thuốc không rõ nguồn gốc
Điều trị bệnh quai bị chủ yếu nhằm giảm các triệu chứng và tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Bệnh quai bị tuy không gây nguy hiểm cho trẻ nhưng có thể để lại những di chứng nặng nề nên các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Biện pháp phòng bệnh quai bị tốt nhất hiện nay chính là tiêm phòng. Mặc dù trẻ em khi sinh ra đều đã được chủng ngừa nhưng theo thời gian hiệu lực của thuốc đã giảm. Những trẻ 12 tháng tuổi trở lên có thể tiêm mũi phòng ngừa quai bị tại các cơ sở y tế. Trên thực tế, vaccine ngừa quai bị chỉ phòng được 80% nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy vào mùa dịch (nhất là thời gian chuyển mùa từ thu sang đông hoặc đông sang xuân) cần nhắc trẻ chú ý không tiếp xúc với người bị quai bị. Đồng thời biết giữ gìn vệ sinh thân thể và ăn uống đủ chất. Nhờ đó, cơ thể sẽ khỏe mạnh tăng khả năng phòng tránh bệnh quai bị.
Tạm kết
Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ bên trên, chắc hẳn bạn đã có những kiến thức hữu ích về bệnh quai bị. Đồng thời tổng hợp được cách điều trị cũng như cách giúp trẻ tránh lây nhiễm bệnh quai bị. Bệnh quai bị là bệnh truyền nhiễm gây ra do virus. Nếu được điều trị đúng cách thì bệnh sẽ nhanh khỏi và không để lại biến chứng gì. Vì vậy, các bậc phụ huynh hãy trang bị cho mình những kiến thức về cách điều trị bệnh quai bị ở trẻ em để bảo vệ con em mình.
Nguồn: doisongbiz.com