Sàn giao dịch chứng khoán là lựa chọn đầu tư của rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam. Với nguồn lợi lớn mang lại, thị trường này hứa hẹn nhiều tiềm năng, khẳng định vị thế trong nền kinh tế nhà nước. Ảnh hưởng của dịch bệnh năm 2020 tác động mạnh mẽ đến thị trường, gây ra nhiều biến động lớn với nhà đầu tư. Đặc biệt là các ngân hàng có vốn điều lệ lớn. Yêu cầu cấp thiết đặt ra cần có chiến lược phù hợp để thúc đẩy nền kinh tế quay trở về quỹ đạo. Bài viết dưới đây của thanhnien365 tổng hợp những thông tin mới nhất về thị trường sôi động này.
Ngân hàng SHB
SHB là một trong những ngân hàng uy tín tại Việt Nam được rất nhiều khách hàng ưa chuộng. Tên đầy đủ của ngân hàng SHB là Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội. Tên viết tắt là SHB. Được thành lập theo Quyết định số 214/QÐ-NH5 ngày 13/11/1993. Quyết định số 93/QĐ-NHNN ngày 20/1/2006 và Quyết định số 1764/QĐ-NHNN ngày 11/9/2006.
Ngân hàng SHB cung cấp đa dạng các sản phẩm, dịch vụ tài chính. Như: Chuyển tiền, rút tiền, chuyển khoản, cho vay,…nhanh chóng, uy tín. Khi nhắc đến ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội người ta thường gọi tắt là SHB. Tuy nhiên, trong tất cả các giao dịch khách hàng đều phải điền tên đầy đủ của SHB. Chính vì vậy việc biết được tên đầy đủ là điều vô cùng quan trọng.
Đến nay SHB đã có gần 27 năm xây dựng và phát triển. Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, SHB nhanh chóng vươn lên trở thành 1 trong 5 ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam. Top 10 ngân hàng TM uy tín nhất Việt Nam. Và nằm trong top 500 Ngân hàng mạnh nhất ở Châu Á.
Ước tính đến hết ngày tính đến 30/06/2020, SHB có tổng tài sản đạt hơn 391 nghìn tỷ đồng. Vốn điều lệ đạt hơn 17.558 tỷ đồng. Vốn tự có đạt 35.652 tỷ đồng. Đặc biệt, SHB đã phát triển mạnh mẽ với 530 điểm giao dịch ở Việt Nam, Lào Campuchia. SHB sở hữu gần 8.500 cán bộ nhân viên. Phục vụ hơn 4 triệu khách hàng cá nhân, doanh nghiệp trên cả nước có nhu cầu.
Cổ phiếu diễn biến bất ngờ
Cổ phiếu SHB
Biến động cổ phiếu SHB, với thanh khoản trung bình vài chục triệu cổ phiếu mỗi phiên, đã tăng trần phiên thứ hai liên tiếp. Nỗ lực kéo giá cổ phiếu ngân hàng, đặc biệt là SHB và SSB, là một trong những điểm nhấn đáng chú ý trong phiên hôm nay (29/3).
Cổ phiếu của Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) bắt đầu giao dịch đột biến từ phiên cuối tuần trước khi chốt tuần tại mức giá trần, khớp lệnh hơn 75 triệu cổ phiếu. Ngoài biến động của giá và thanh khoản, điểm đặc biệt là quá trình đẩy giá mã này rất nhanh và quyết liệt với những lệnh mua vài triệu cổ phiếu. Tình trạng tương tự trong phiên hôm nay.
SHB mở cửa phiên đầu tuần trong sắc xanh, nhưng cả phiên sáng chỉ giao dịch gần tham chiếu, trong khoảng 19.500-19.600 đồng. Các lệnh chặn bán với khối lượng lớn khiến mã này gần như chỉ đi ngang. Tuy nhiên, chỉ hai phút trước khi đóng cửa phiên sáng, bắt đầu từ 11h28, một loạt lệnh mua khối lượng lớn được thực hiện.
8 lệnh mua với tổng khối lượng hơn 20 triệu cổ phiếu được đẩy vào thị trường chỉ trong chưa tới một phút, đẩy giá cổ phiếu SHB lên mức trần. Sang phiên chiều, lực mua đẩy nhanh khiến trạng thái của SHB thường trực ở mức giá màu tím, tăng 10% so với tham chiếu. Tính chung cả phiên hôm nay, gần 56 triệu cổ phiếu SHB đã được giao dịch.
Cổ phiếu SSB
Ngoài SHB, cổ phiếu của SeABank (SSB) cũng giao dịch biến động khi tăng trần phiên thứ ba liên tiếp. Thị giá của SSB sau phiên hôm nay là 24.650 đồng, tương đương với giá trị vốn hóa gần 28.000 tỷ đồng. Diễn biến thị trường phiên đầu tuần này cũng theo chiều hướng tích cực. VN-Index giao dịch giằng co mạnh trong phiên sáng với các mã trụ luân phiên giữ nhịp thị trường. Chỉ số bị ép xuống trước giờ nghỉ trưa nhưng bật trở lại trong phiên chiều.
Chốt phiên, VN-Index tăng 13,47 điểm (1,16%) lên 1.175,68 điểm. VN30-Index tăng 1,1% lên trên 1.180 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index tăng gần 2%, còn UPCOM-Index có thêm 0,84%. Sắc xanh chiếm ưu thế vào cuối phiên với gần 400 mã tăng trên HoSE, 34 mã đứng tham chiếu và chỉ có 83 mã giảm. Trạng thái áp đảo cũng diễn ra trong VN30 khi 29/30 mã bluechip tăng giá.
TCH và POW là hai mã tích cực nhất nhóm vốn hóa lớn khi có thêm trên 3%. Các mã ngân hàng cũng giao dịch tích cực, với MBB, TPB tăng gần 3%, VPB tăng 2,5%, CTG có thêm 2,4%, STB, HDB, VCB, TCB, BID vượt trên tham chiếu. PLX là mã duy nhất nhóm VN30 giảm, mất 0,5%.
Cổ phiếu FLC
Nhóm cổ phiếu liên quan đến FLC như FLC, ROS, AMD, KLF, HAI cũng giao dịch đột biến khi cùng chốt phiên ở mức giá trần. Thanh khoản nhóm này từ 3,8 cho tới gần 40 triệu cổ phiếu được sang tay trong phiên hôm nay. Thanh khoản hai sàn niêm yết đạt hơn 17.000 tỷ đồng, trong đó riêng HoSE giao dịch hơn 14.500 tỷ. Khối ngoại tiếp tục bán ròng nhưng giá trị chỉ còn hơn 150 tỷ đồng trên HoSE.
Nguồn: Vnexpress.net