Bức ảnh chụp 20 triệu ngôi sao

Bức ảnh chụp 20 triệu ngôi sao được kì công thực hiện trong 12 năm

Giải Trí Mỹ thuật - Nhiếp ảnh
Mất:3 phút, 19 giây để đọc

Hiện nay; cùng với sự phát triển ngày càng cao của khoa học kĩ thuật; chúng ta đã có thể bắt đầu khám phá mọi ngóc ngách trên Trái Đất; thậm chí là vươn tầm ra ngoài vũ trụ rộng lớn và bao la kia. Nhưng sự thật là bằng những thiết bị như hiện tại, những điều mà chúng ta biết về thế giới bên ngoài vũ trụ còn quá bé nhỏ, như giọt nước trong lòng đại dương vậy. Bằng những tác phẩm, những ảnh chụp về vũ trụ, con người mới chân thực cảm nhận rõ ràng về sự khác biệt to lớn và hơn đó nữa là điều tuyệt vời của vũ trụ. Điển hình là bức ảnh chụp 20 triệu ngôi sao được kì công thực hiện trong suốt 12 năm của một nhiếp ảnh gia người Phần Lan – J-P Metsavainio.

Cùng Thanhnien365 thưởng thức kiệt tác vô cùng tuyệt vời này và tìm hiểu câu chuyện ra đời thú vị của nó qua bài viết dưới đây nhé. Đừng quên để lại bình luận nói ý kiến của bạn về bức ảnh giá trị này ở bên dưới bài viết nha. Giờ thì chiêm ngưỡng thôi nào.

Bức ảnh chụp 20 triệu ngôi sao

Theo nhiếp ảnh gia người Phần Lan J-P Metsavainio, bức ảnh hoàn chỉnh có chiều rộng 100.000 pixel cho thấy hình ảnh thiên hà của chúng ta trải dài từ chòm sao Kim Ngưu (cách Trái Đất 2.200 năm ánh sáng) tới chòm sao Thiên Nga (cách chúng ta 6.100 năm ánh sáng). Dưới đây là bức ảnh Dải Ngân hà 100.000 pixel đầy ngoạn mục được nhiếp ảnh gia Phần Lan J-P Metsavainio ghi lại trong suốt 12 năm.

Những bức ảnh được ghép trên photoshop

Nhiếp ảnh gia này cũng cho biết bức ảnh trên đã mất 12 năm để hoàn thành; cho thấy 20 triệu ngôi sao được tạo thành từ 234 bức ảnh nhỏ hơn mà J-P Metsavainio đã ghép lại trong Photoshop. Bức ảnh này cho thấy những thiên thể đặc biệt như hố đen đầu tiên được phát hiện trên thế giới Cygnus X-1; cũng như những gì còn lại của 3 vụ nổ siêu tân tinh. Một số vật thể quá mờ nên khó có thể chụp lại và cần thời gian phơi sáng lâu hơn. Chẳng hạn; Metsavainio mất tới 3 năm để ghi lại những gì còn sót lại của một vụ nổ siêu tân tinh. Nhiếp ảnh gia này tiết lộ; sau khoảng 300 giờ quan sát; cuối cùng ông đã có đủ hình ảnh để thấy rõ những đám mây bụi này.

Có cả hố đen Cygnus X-1

Quá trình kì công

Cho tới nay, các nhà khoa học không biết chắc có bao nhiêu vì sao trong Dải Ngân hà. Theo Cơ quan Vũ trụ châu Âu, toàn bộ thiên hà của chúng ta; bao gồm cả Hệ Mặt trời có khoảng 100.000 triệu ngôi sao. “Quá trình chụp của tôi từ lúc bắt đầu cho tới khi kết thúc khá giống nhau. Do đó các bức ảnh không cần phải chỉnh sửa quá nhiều trước khi ghép lại. Thời gian chụp tổng cộng là 1.250 tiếng; một vài tấm ảnh cần phải phơi sáng lâu hơn các tấm khác”; nhiếp ảnh gia cho biết. Trên blog, nhiếp ảnh gia Phần Lan cũng cung cấp thông tin về các loại máy ảnh mà anh sử dụng cũng như kỹ thuật để tạo ra hình ảnh choáng ngợp này.

Một số thiên thể trong Dải Ngân hà cần được phơi sáng nhiều hơn những thiên thể khác. Nguyên nhân là bởi chúng mờ hơn và khó quan sát hơn. Ví dụ; một tàn dư của vụ nổ siêu tân tinh mất 60 giờ để chụp lại.  “Tôi nghĩ đây là hình ảnh đầu tiên cho thấy Dải Ngân hà ở độ phân giải và độ sâu này ở cả ba kênh màu”; Metsavainio nói.

Nguồn: kenh14.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài đặc sắc