Tùy thuộc vào giống và công nghệ phát triển, vụ mùa cà chua được xuất khẩu và tiêu thụ những năm gần đây đều có sức hút lớn ở mọi quốc gia. Chúng ta có thể thấy rằng khi phải cạnh tranh với một số lượng lớn các nước, khối lượng và giá trị xuất khẩu đã giảm đáng kể. Việt Nam bây giờ có lợi thế hơn vào mỗi mùa thu hoạch.
Bên cạnh đó, sự biến động của giá cả sản phẩm cũng làm cho các đối thủ cạnh tranh lớn cũng có nhiều biến động, trong khi mức độ biến động của giá cà chua Việt Nam là tương đối thấp và tương đối ổn định. So với các nhà nhập khẩu khác, cà chua Việt Nam có lợi thế hơn về giá (503 USD / tấn). Nhưng những năm gần đây, cà chua mất giá trầm trọng.
Cà chua bị bỏ đi không người thu mua
Giá rớt đến mức thê thảm nhưng vẫn không có ai mua. Nông dân đành để cà chua chín đỏ ngoài ruộng hoặc hái về cho lợn ăn. Thời gian qua, tại những cánh đồng trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An vụ mùa cà chua đã vào vụ chín đỏ. Tuy vậy, nông dân không mặn mà thu hoạch. Thậm chí họ đành để cà chua tự thối, rụng ngay tại ruộng dù rất xót xa. Theo bà con nơi đây, năm nay cà chua được mùa năng suất cao. Nhưng giá chỉ bằng 1/3 so với các năm trước. Thậm chí thương lái cũng không thu mua.
Tại cánh đồng xóm 3, xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu nhiều diện tích cà chua lớn. Cà chua đã chín rộ nhưng người dân không mặn mà thu hoạch. Để cà chua chín rụng, khô héo, hư hỏng. Hoặc nông dân hái về tận dụng làm thức ăn cho lợn. “Những năm trước, giá cà chua 5.000 đồng/kg thì nay bán chưa được 2.000 đồng/kg. Đã vậy nhưng rất ít thương lái thu mua. Tính ra thì năm nay lỗ nặng. Nếu không có ai mua nữa cũng mất trắng cả số tiền vốn đã đổ ra. Chưa tính đến công sức chăm sóc suốt 5 tháng ròng rã”.
Chia sẻ về khoản đầu tư và diện tích canh tác
Cà chua bắt đầu được trồng từ khoảng tháng 10 năm 2020. Thời điểm này vào chính vụ mùa cà chua, trái bắt đầu chín rộ. Mỗi sào cà chua người dân phải đầu tư từ 6 – 7 triệu đồng. Tuy nhiên so với giá hiện tại dù có bán được cũng chỉ thu về khoảng 6 triệu đồng. Thậm chí nếu tiếp tục không có người mua thì sẽ mất trắng.
Nhìn những luống cà chua đã chín rục, thậm chí thối rữa, rụng ngay tại ruộng; người dân cũng chỉ biết xót xa, tiếc của thì hái về làm thức ăn cho lợn. Tại xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Gia đình anh Đậu Đức Hải ở xóm 8, xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu trồng 4 sào cà chua nhưng vẫn chưa bán được dù quả đã chín nhiều: “Thời điểm đầu vụ thấy giá thấp, nhiều hộ đã không bán mà để chờ giá lên. Tuy nhiên, giá cà chua lại ngày càng xuống thấp, thậm chí còn không bán được”.
Theo thống kê sơ bộ, hiện trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu có khoảng trên 50 ha cà chua đến kỳ thu hoạch tập trung tại Quỳnh Minh, Quỳnh Lương, Quỳnh Văn. Năm nay cà chua được mùa, tuy nhiên giá xuống thấp, hiện nay trên địa bàn vẫn còn khoảng từ 60 – 70% diện tích cà chua đã chín nhưng không tiêu thụ được. Công sức chăm sóc suốt 5 tháng ròng rã, số tiền chi phí ban đầu đã bỏ ra có thể mất trắng nếu không có người mua. Người nông dân lại đau vì điệp khúc “được mùa, mất giá”.
Những khu vực thiệt hại
Nhiều nông hộ ở huyện Ninh Sơn và thành phố Phan Rang – vùng trọng điểm của cây cà chua – cho biết mặc dù năng suất cà chua năm nay lên đến gần 5 tấn quả/ha (cao nhất trong mười năm trở lại đây) nhưng vẫn lỗ vốn đầu tư 5-6 triệu đồng/ha. Thậm chí trong khoảng một tuần qua, một số hộ trồng cà chua thu hoạch trái chỉ dành cho… bò, dê ăn vì tư thương không mua.Trong khi đó ở Lâm Đồng, hiện nay không chỉ cà phê nhân tăng giá mà vỏ cà phê (vỏ trấu xay từ cà phê quả phơi khô) cũng đang khan hiếm với mức giá tăng vọt. Giúp nông dân trồng cà phê có thêm nguồn thu nhập khá từ thứ lâu nay vốn được xem là bỏ đi.
Tại các vùng chuyên canh cà phê lớn như Di Linh, Lâm Hà…, giá vỏ trấu cà phê được bán tại vườn từ 70.000-90.000 đồng/m3. Một số vùng ít cà phê giá lên hơn 100.000 đồng/m3. Tăng gần gấp đôi so với đầu vụ thu hoạch cà phê niên vụ 2007-2008. Tuy giá tăng cao nhưng cung vẫn không đủ cầu. Nguyên nhân chính khiến giá vỏ cà phê tăng vọt là người dân sử dụng vỏ cà phê để làm chất đốt trong sinh hoạt hằng ngày và chế biến nông sản.
Nguồn: Vietnamnet.vn