Ớt chuông là một loại trái cây với tên khoa học là Capsicum annuum. Có rất nhiều cách chế biến ớt chuông. Trong đó bao gồm cả ăn sống và ăn chín. Về mặt thực vật học, người ta xem ớt chuông là một loại trái cây. Tuy nhiên trong chế biến các món ăn, người ta xem nó như một loại rau. Điều này là tương tự với cà chua, cà tím. Ớt chuông có rất nhiều màu. Các màu bao gồm xanh, vàng, đỏ. Đó là các màu dễ gặp nhất. Ngoài ra còn có một số màu hiếm gặp như nâu, đen, trắng, tím. Và ngày càng nhiều món ăn từ ớt chuông được cho ra đời.
Dù cùng họ với ớt, ớt chuông được xem như ít cay hơn hẳn. Nó không cay nóng như các loại ớt khác như ớt hiểm, ớt sừng. Nhiều món ăn ngon từ ớt chuông đã được cho ra đời. Và dần dần người Việt Nam càng thích loại ớt này. Một điểm khiến loại ớt này được yêu thích là nó có nhiều màu, cũng như không quá cay. Ớt chuông được xem như có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt nhiều nghiên cứu cho thấy mỗi loại ớt chuông với màu riêng cho một loại vitamin khác nhau.
Ớt chuông là một loại thực phẩm bổ dưỡng và lành mạnh. Việc ăn nhiều rau củ quả như ớt chuông có nhiều tác động tích cực tới sức khỏe. Và sau đây hãy cùng thanhnien365 tìm hiểu về công dụng của loại ớt này. Ngoài ra các bạn cũng có thể tham khảo một số món ăn từ ớt chuông.
Nguồn gốc, đặc điểm và các loại ớt chuông phổ biến
Ớt chuông là gì và nguồn gốc
Ớt chuông là một loại quả thuộc nhóm cây trồng với nhiều màu sắc khác nhau. Bao gồm vàng, cam, đỏ, xanh lục, nâu, tím và trắng. Nếu xét về mặt thực vật học thì nó là một loại trái cây. Nhưng thường được xem là một loại rau quả và dùng nhiều trong nấu nướng hơn.
Mexico, Trung Mỹ và phía Bắc Nam Mỹ được xem là những nơi sinh ra giống ớt này. Vào năm 1493, hạt ớt chuông được mang đến Tây Ban Nha. Và được lan rộng khắp các nước châu Âu, châu Á và châu Phi lúc bấy giờ. Tuy nhiên, hiện nay, Trung Quốc lại là nước sản xuất và xuất khẩu ớt chuông lớn nhất thế giới.
Ớt chuông được trồng và thương mại hóa tại Việt Nam vào năm 1925. Đây là theo tài liệu ghi chép của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Đà Lạt là nơi trồng ớt chuông nhiều ở nước ta. Vậy nên ớt chuông được người dân gọi là ớt Đà Lạt.
Ớt chuông khá nhạy cảm với môi trường trồng trọt. Cần đảm bảo đủ độ ẩm và nhiệt độ để cho cây phát triển. Cụ thể, luôn giữ đất ẩm (không bị úng nước) và nhiệt độ nên dao động từ 21 – 29 độ C.
Đặc điểm của ớt chuông
Ớt chuông thuộc nhóm ớt ít cay (cùng loại với ớt ngọt) nên cũng có tên gọi khác là ớt ngọt. Nó thuộc họ Solanaceae, chi Capsicum và loài Capsicum annuum. Ớt chuông được xem là quả duy nhất mà không tạo ra capsaicin. Đây vốn là một hợp chất ưa chất béo, gây ra cảm giác cay nóng cho người dùng. Hình dạng của ớt trông giống như quả chuông. Vỏ ngoài dày, giòn và phần hạt bên trong vẫn ăn được nhưng một số người sẽ cảm giác vị đắng.
Vị của ớt chuông khi chín cũng rất khác nhau. Tùy vào điều kiện trồng và cách bảo quản sau khi thu hoạch. Chẳng hạn, ớt chuông xanh thường ít ngọt và vị hơi đắng, so với ớt chuông cam và vàng, trong khi ớt chuông đỏ được đánh giá là có vị ngọt nhất.
Thường thì ớt chuông ngọt nhất khi được để chín trên cây, dưới trời nắng. Trái lại, khi thu hoạch ớt lúc còn xanh, hoặc để ớt tự chín trong quá trình bảo quản, thì sẽ ít ngọt hơn. Nhìn chung, ớt chuông có độ cay thấp so với các giống ớt khác (ớt sừng trâu, ớt xiêm rừng, ớt hiểm,…).
8 loại ớt chuông phổ biến
Ngoài màu sắc bắt mắt, ớt chuông được tìm thấy và sử dụng có 8 loại phổ biến như sau:
- Ớt chuông đỏ
- Ớt chuông vàng
- Ớt chuông xanh
- Ớt chuông cam
- Ớt chuông tím
- Ớt ngọt xanh Italian
- Ớt Cubanelle (ớt Cuba xanh và đỏ)
- Ớt Pimentons (ớt anh đào)
Công dụng từ ớt chuông đối với sức khỏe
Ớt chuông rất giàu vitamin C và có giá dinh dưỡng cao đối với sức khỏe người dùng, cụ thể là:
Tăng cường thị lực
Thị lực bị suy giảm có rất nhiều nguyên nhân, trong đó việc thiếu chất dinh dưỡng cũng là một trong những lí do khiến cho thị lực suy yếu, trở thành căn bệnh phổ biến nhất hiện nay.
Chất zeaxanthin (là một trong những sắc tố carotenoid bảo vệ điểm vàng của mắt, để tránh khỏi tác hại của ánh sáng xanh, chống lại các phản ứng oxy hóa gây tổn thương cho võng mạc mắt cũng như cải thiện thị lực), được nhiều thấy nhiều trong ớt chuông cam, ớt chuông đỏ và nhất là ớt chuông xanh.
Theo trang web AAO đã từng khuyến cáo rằng: mỗi người nên hấp thụ 2mg zeaxanthin/ngày. Ngoài ra, loại ớt chuông đỏ cũng cung cấp lượng vitamin A đáng kể cho 75% nhu cầu cần thiết để tăng cường thị lực, ngăn ngừa triệu chứng quáng gà và giúp mắt nhìn rõ hơn vào ban đêm.
Ngăn ngừa bệnh thiếu máu
Khi cơ thể bị thiếu máu, sẽ mất đi lượng oxy cung cấp cho các mô của tế bào trong cơ thể, dẫn đến da bạn trở nên xanh xao, nhợt nhạt, thiếu sức sống và có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mệt mỏi, rối loại tiêu hóa,….
Khi ăn ớt chuông, bạn sẽ cải thiện tình trạng thiếu máu khi được cung cấp đủ lượng chất sắt vào cơ thể. Vì nguồn chất sắt trong ớt chuông rất dồi dào. Đồng thời, ớt chuông còn cung cấp đến 300% lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày, giúp ruột có khả năng hấp thu sắt một cách tối ưu nhất.
Tốt cho tim mạch
Chất oxy hóa trong ớt chuông có rất nhiều. Nó góp phần trung hòa và ngăn chặn sự tác động của các gốc tự do gây ra ung thư hoặc làm tổn thương đến các tế bào cơ thể. Ngoài ra, hợp chất này cũng có tác dụng làm giảm cholesterol xấu trong máu. Hạn chế các bệnh liên quan đến tim mạch, tiểu đường loại 2 và đột quỵ.
Theo kết quả nghiên cứu của trường Đại học Urmia (Iran) đã chia sẻ thông tin rằng: ở nhiệt độ 35 độ C, chất phenol và flavonoid (có trong ớt chuông đỏ) sẽ có khả năng khử được các gốc hydro peroxide tự do – đây là một trong những tác nhân gây ra bệnh tim do thiếu máu cục bộ.
Ngoài ra, trong ớt chuông còn có chất Phytonutrients (dưỡng chất thực vật tự nhiên), tốt cho bệnh nhân bị cao huyết áp cũng như tránh được các bệnh tim mạch, tăng khả năng miễn dịch, tăng cường trao đổi chất của các hormone, thải độc và giảm viêm. Đồng thời, còn tốt cho những người bị bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Giúp bạn ngủ ngon và ổn định tinh thần
Lượng vitamin B6 và magie có trong ớt chuông sẽ giúp tinh thần trở nên sảng khoái, bớt lo lắng và tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên cho cơ thể. Hơn thế nữa, vitamin B6 còn góp phần vào quá trình sản sinh ra melatonin (một loại hormone liên quan đến giấc ngủ và nhịp sinh học), giúp bạn cân bằng đồng hồ sinh học cơ thể.
Hỗ trợ bạn giảm cân và kích thích tiêu hóa
Ớt chuông chứa ít calorie, chất béo và hầu như không có cholesterol. Vì thế, khi ăn ớt chuông sẽ giúp bạn giảm cân do khả năng sinh nhiệt và làm tăng tốc độ trao đổi chất trong cơ thể để đốt cháy calorie nhiều hơn. Hãy nhớ, ớt chuông đỏ không chứa capsaicin nên sẽ không gây nóng trong người, chúng chỉ sinh nhiệt lượng mà thôi!
Ngoài ra, chất xơ trong ớt chuông còn giúp kích thích khả năng tiêu hóa, thúc đẩy sự hoạt động của nhu động ruột, bảo vệ ruột tránh khỏi các vi khuẩn có hại, giúp chống lại nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết và hội chứng ruột kích thích.
Bên cạnh đó, nếu ăn nhiều ớt chuông cũng như các loại rau quả giàu carotene, đối với những người không hút thuốc lá, thì sẽ tránh được khả năng bị ung thư khoang miệng, ung thư vòm họng, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư phổi, như theo báo cáo nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Cancer Research vào năm 2011.
Làm sáng và tăng độ đàn hồi của làn da
Hàm lượng khoáng chất và vitamin trong ớt chuông rất dồi dào, chúng có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, ngăn chặn các gốc tự do – gây ra tình trạng lão hóa da. Nhất là lượng vitamin C có tác dụng thúc đẩy sự hình thành collagen, giúp làn da trở nên khỏe mạnh và săn chắc. Ngoài ra, chất phytonutrients trong ớt chuông cũng có tác dụng điều trị vết thâm, phát ban, mụn trứng cá và các bệnh nhiễm trùng da khác một cách hiệu quả.
Giảm rụng tóc, giúp tóc chắc khỏe và mau dài
Mỗi ngày, tiêu thụ lượng ớt chuông phù hợp sẽ giúp máu lưu thông trên da đầu tốt hơn, đồng nghĩa với việc giúp tóc mau dài, hạn chế tình trạng gãy rụng, khỏe mạnh và bảo vệ các nang tóc tránh khỏi tác hại của di-hydrotestosterone (DHT) được tốt hơn.
Cách phân biệt ớt chuông đực – cái và một số món ăn từ ớt chuông
Sau khi thấu hiểu đặc điểm và lợi ích của ớt chuông, Điện máy XANH sẽ giúp bạn hiểu thêm về cách phân biệt giữa ớt chuông đực và cái, để vận dụng trong việc nấu ăn ra sao nhé!
Cách chọn mua, phân biệt ớt chuông đực và cái
- Ớt chuông đực dùng cho nấu nướng:
Ớt chuông đực có phần đuôi (đáy quả) phân chia thành 3 phần. Bạn nên dùng ớt chuông đực cho những món ăn có sử dụng nhiệt độ như nấu, xào,… vì sẽ mang lại hương vị đậm đà hơn.
- Ớt chuông cái dùng để ăn sống hoặc làm salad:
Ớt chuông cái là có phần đuôi được chia thành 4 phần. Để giữ được hương vị và giá trị dinh dưỡng, bạn nên dùng ớt chuông cái ở dạng ăn sống, nhất là món salad trộn.
Cách chọn mua ớt chuông:
- Nên chọn những quả có bề mặt nhẵn, bóng, trơn và còn cuống.
- Chọn những quả màu sáng và nặng tay, vì những quả này sẽ tươi và giàu chất dinh dưỡng hơn.
Một số món ăn từ ớt chuông:
Các món xào
Ớt chuông được xem là nguyên liệu rau củ dễ kết hợp với các loại thịt, hải sản và thành phần khác để tạo nên món xào hấp dẫn, như: thịt bò xào ớt chuông, mực xào ớt chuông, lườn gà xào ớt chuông, còi sò điệp xào ớt chuông, sườn xào ớt chuông cà rốt, chả cá xào ớt chuông,….
Salad ăn sống
Bạn có thể ăn ớt chuông trực tiếp để hấp thụ toàn bộ các chất dinh dưỡng của loại rau củ này thay vì dùng nhiệt để nấu chín chúng. Các loại món salad ớt chuông mà bạn nên thử như: salad cá ngừ và ớt chuông, salad nấm đùi gà ớt chuông, salad xúc xích ớt chuông mè rang, salad trái cây ớt chuông, salad ức gà ớt chuông,….
Các món nướng
Món nướng là một trong những món khoái khẩu của người Việt, và ớt chuông cũng là nguyên liệu không thể thiếu cho nhiều món nướng hấp dẫn như: thịt gà nướng ớt chuông xiên que, ớt chuông nướng kem phô mai, thịt bacon cuộn ớt chuông, thịt nhồi ớt chuông nướng, ớt chuông nướng sốt cá bào,….
Các món súp và canh
Ớt chuông cũng xuất hiện trong các món súp, canh để mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho người dùng, như súp thịt băm, ớt chuông và cà chua; súp ớt chuông; canh ớt chuông nhồi nhịt;….
Nước ép
Bạn có thể dùng ớt chuông để ép cùng một số nguyên liệu khác, có công dụng tốt cho sức khỏe, như nước ép ớt chuông với dưa hấu, dưa leo và cần tây giúp giảm cân an toàn, hoặc sinh tố ớt chuông vàng và dứa.
Nguồn: Dienmayxanh.com