Có những người đau bụng vào ngày " đèn đỏ ", có người lại không

Đau bụng kinh kỳ kinh nguyệt nên làm gì ?

Bệnh phụ nữ Sức Khỏe
Mất:7 phút, 5 giây để đọc

Có lẽ vấn đề đau bụng mỗi khi kỳ kinh nguyệt hàng tháng kéo đến đã là quá quen thuộc với phụ nữ chúng ta. Kỳ kinh nguyệt là hiện tượng cơ thể phái nữ chúng ta chuẩn bị cho quá trình rụng trứng bên trong. Khi không có hiện tượng hình thành em bé, trứng sẽ rụng vào hàng tháng theo định kỳ, quá trình này sẽ gây chảy máu âm đạo ( nhưng đây là điều hoàn toàn bình thường ). Mỗi khi kỳ kinh nguyệt đến, phụ nữ chúng ta đều đã phải chịu đựng cơn đau bụng quằn quại như vậy.

Vậy hãy cùng Thanhnien365 đi sâu vào giải pháp để kỳ kinh nguyệt không còn là nỗi khổ nhé

Đau bụng kinh là gì ?

Ta cần phải phân biệt rõ đau bụng kinh cùng những bệnh lý khác nhé.

Đau bụng kinh tới tháng quả là ác mộng

Trong giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt, khi trứng rụng và không được tiến hành giao hợp thụ tinh từ nam giới. Điều này khiến niêm mạc tử cung bị bong tróc đồng thời tống xuất ra ngoài. Đó chính là máu kinh mà ta thường hay thấy khi vào kỳ kinh nguyệt. Do quá trình này hoạt động dưới sự thay đổi của các hormone sinh dục ở nữ, nên có thể gây ảnh hưởng đến một số cơ quan khác nhau trong cơ thể như tử cung, buồng trứng, âm đạo, vú cũng như hệ thống thần kinh nội tạng. Chính vì thế, khi đến ngày hành kinh, cơ thể phụ nữ có thể xuất hiện những cơn đau bụng dưới quằn quại, hay còn gọi là thống kinh.

Phân loại thống kinh

Thống kinh được chia thành 2 loại khác nhau: Thống kinh nguyên phát và thống kinh thứ phát

  • Thống kinh nguyên phát : Còn được giới y tế gọi là thống kinh vô căn. Đây là cơn đau bụng kinh phát ra mà không có nguyên nhân bệnh lý ở vùng chậu.
  • Thống kinh thứ phát xảy ra thường được phát hiện kèm theo các bệnh lý vùng chậu. Biểu hiện thống kinh thứ phát cũng tương tự giống như thống kinh nguyên phát. Tuy nhiên, đáng quan trọng là cơn đau thường xuất hiện 1-2 tuần trước chu kỳ kinh nguyệt, kéo dài cho đến khi hết kinh. Một số trường hợp có thể phát sinh những cơn đau đột ngột ở các thời điểm khác trong tháng.

Cách làm giảm đau bụng kinh

Tùy vào cơ địa, thể trạng từng người mà tình trạng, mức độ thống kinh sẽ xảy ra khác nhau. Vì vậy, phái nữ ta cần phải xác định rõ tình trạng bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp theo bản thân nhé.

Đối với thống kinh nguyên phát

Thống kinh nguyên phát thường không có gì đáng lo ngại đâu bạn nhé. Biểu hiện của bệnh này là thường xuất hiện tại những cơn đau ở phần bụng dưới. Đôi khi cảm giác đau sẽ ở vùng lưng dưới hoặc chân trên.

Cơn đau mà thống kinh nguyên phát phần lớn bắt đầu trước hay trong chu kỳ kinh nguyệt và sẽ kéo dài trong một vài ngày ngắn. Cơn đau này hầu hết phụ nữ chúng ta đều chịu đựng được. Tuy nhiên đôi khi thống kinh kéo dài hơn vài ngày có thể ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày.

Một vài gợi ý giúp giảm đau bụng vào kỳ kinh nguyệt

Chuyện đau bụng kinh

  • Chườm – Tắm nước nóng lên vùng đau

Chườm ấm vùng bụng dưới giúp phần tử cung co thắt được diễn ra nhịp nhàng, khí huyết lưu thông thuận lợi. Từ đó sẽ làm giảm đau bụng kinh của nữ giới. Có thể chườm ấm bằng các cách sử dụng miếng dán nóng có bán tại các siêu thị, chai nước nóng hay túi chườm mua tại các siêu thị.

Ngoài ra, khi đau bụng kinh nên tắm nước nóng khi tới kỳ. Đây được coi như là một liệu pháp điều hòa cơ thể rất tốt. Đồng thời còn làm giảm đau bụng kinh rất tốt

  • Massage

Làm những động tác massage nhẹ nhàng ở phần bụng dưới theo hướng vòng tròn từ trên xuống. Tiếp tục thực hiện liên tục cho đến khi cảm thấy cơn đau bụng dịu đi rõ rệt. Việc massage giúp cho phần cơ bụng dưới được giãn ra, giảm thiểu ít nhiều các cơn co thắt đột ngột – nguyên nhân chính gây thống kinh.

  • Gừng tươi là vật không thể quên

Để thực hiện cách này, bạn cần chuẩn bị sẵn một củ gừng tuỏi. Giã nhỏ gừng tươi thành mảnh rồi đắp lên vùng bụng dưới (có thể kết hợp xoa bóp) trong khoảng 5-7 phút. Sử dụng, uống trà gừng pha với nước ấm cũng là một giải pháp tối ưu đối với người bị đau bụng kinh. Tính nóng của gừng sẽ giúp xoa dịu cơn đau bụng kinh.

  • Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên giúp các cơ được thả lỏng, nghỉ ngơi. Đồng thời sẽ giải phóng hormone endorphin tạo cảm xúc tích cực, làm giảm cơn đau bụng kinh thường gặp. Ngoài ra còn cải thiện tâm trạng và kích thích đốt cháy prostaglandin.

Một số bài tập phù hợp trong những ngày “đèn đỏ” nhẹ nhàng được các chuyên gia khuyến cáo là:

  • Tập yoga,
  • Đạp xe, đi bộ; vừa cải thiện đau bụng kinh vừa giúp cơ thể khỏe khoắn.
Chế độ ăn uống lành mạnh

Trong kỳ kinh nguyệt, bạn cần chú ý duy trì chế độ ăn uống thanh đạm. Đặc biệt là ít dầu mỡ và giàu chất xơ từ trái cây. Ngoài ra, cũng cần bổ sung thêm loại thực phẩm có chứa

  • Vitamin E, B1, B6
  • Magie
  • Kẽm
  • Axit béo omega 3 – các thành phần giúp giảm thiểu các hormone gây đau bụng kinh hay làm dịu đi sự căng cơ và chứng sưng viêm

Ngoài ra, cần hạn chế hết mức các loại thức ăn mặn, đồ uống có cồn và cafein trong những ngày hành kinh. Cafein là một chất kích thích hệ thần kinh giúp cơ thể tỉnh táo thường ngày. Do vậy sẽ khiến bạn trở nên nhạy cảm hơn với các cơn đau bụng, thậm chí khiến cho chu kỳ kinh nguyệt trở nên thất thường. Nên uống nước ấm, nước ép trái cây ép hay sinh tố rau củ thay cho các loại đồ uống có ga, nước giải khát nhanh đặc biệt là giai đoạn trước cũng như sau chu kỳ kinh nguyệt.

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách

Vệ sinh vùng kín trong những ngày hành kinh là cực kỳ quan trọng. Việc này giúp ngăn ngừa các vi khuẩn có hại có cơ hội được xâm nhập vào cơ thể gây viêm nhiễm cũng như gây thêm các vấn đề về bệnh phụ khoa

  • Ngủ ngon và đủ giấc

Trong những ngày hành kinh, việc hormone thay đổi cộng với các cơn đau bụng xuất hiện khiến cho cơ thể mệt mỏi, ngủ không ngon và thẳng giấc. Để cải thiện tình trạng này, các bác sĩ gợi ý bạn có thể nằm ngủ theo tư thế bào thai trong bụng. Tư thế ngủ này giúp các cơ quanh bụng được giãn ra nhiều, từ đó sẽ tác động làm giảm đau bụng kinh.

  • Sử dụng thuốc giảm đau

Sử dụng thuốc theo đơn bác sĩ

Bạn có thể sử dụng các loại thuốc có tác dụng giảm đau bụng để giảm thiểu cơn đau bụng kinh nhanh và hiệu quả nhanh và lâu dài. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần phải tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ đơn thuốc. Việc này làm tránh các tác dụng phụ không mong muốn nếu sử dụng không đúng cách.

Đối với thống kinh thứ phát

Về trường hợp thống kinh thứ phát, trường hợp này khá phức tạp hơn trường hợp trên. Nên muốn giải quyết các cơn đau sẽ cần phải điều trị bệnh lý triệt để nhất. Do đó, người bệnh cần phải đi khám chuyên khoa ngay tại các bệnh viện uy tín khi phát hiện triệu chứng bệnh để có phương án điều trị thích hợp nhất với cơ thể từng người.

Mong với bài viết này sẽ giúp các bạn có đầy đủ kiến thức về kỳ kinh nguyệt. Cảm ơn vì đã dành thời gian đọc bài cùng chúng tôi

Nguồn: vinmec.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài đặc sắc