Điện ảnh Việt Nam bên lề văn hóa đại chúng

Điện ảnh Việt Nam lạc nhịp so với văn hóa thế giới

Điện ảnh Giải Trí
Mất:4 phút, 34 giây để đọc

Điện ảnh Việt Nam những năm gần đây đã có nhiều thay đổi đáng tích cực. Xuất hiện ngày càng nhiều các bộ phim được đánh giá cao về chất lượng. Từ nội dung thông điệp ý nghĩa cho đến kỹ xảo hình ảnh được đầu tư bài bản. Diễn xuất của các diễn viên cũng tiến bộ rõ rệt. Rất nhiều những bộ phim đã gây được tiếng vang, trở thành những hiện tượng nổi tiếng trên mạng xã hội.

Một số tác phẩm điện ảnh Việt Nam nhận được giải thưởng danh giá và được công chiếu ở nước ngoài. Tuy nhiên ngược lại có một thực tế là những bộ phim đình đám ở nước ngoài thì chúng ta lại không có. Vậy có phải nền điện ảnh Việt Nam đang đi lệch so với văn hóa thế giới. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau.

Khán giả không mấy mặn mà với các siêu phẩm đình đám nước ngoài

Nomadland là bộ phim gây sóng gió nền điện ảnh thế giới nửa năm trở lại đây. Hầu như giải thưởng danh giá nào cũng có mặt tác phẩm này. Từng khung hình một của bộ phim tuyệt đẹp được mổ xẻ, những câu chuyện về cuộc sống trong phim cứ râm ran không ngớt. Nhưng phim tuyệt nhiên không chiếu ở Việt Nam. Không chỉ riêng Nomadland, những bộ phim hay của thế giới. Đạt hàng tá giải thưởng cũng vẫn chưa chắc có mặt “ở mình”.

Phim Phantom Thread đạt nhiều giải thưởng danh giá

Phim Phantom Thread chiếu sau giải Oscar 2017 chừng vài tháng. Tấm poster nhỏ tí đặt trước Nhà thi đấu Nguyễn Du (TP.HCM) được dăm bữa đã phải tháo xuống. Moonlight, 12 năm nô lệ... Thì không mấy rạp mặn mà, trong khi suất chiếu lại eo hẹp. Ấy là những bộ phim còn vớt vát lại được chút may mắn. Có những tác phẩm chúng ta chỉ nghe tên chứ không biết đến khi nào thấy mặt.

Khác với phim, công chúng có thể ngân nga lời bài hát của Taylor Swift chỉ sau khi cô phát hành nhạc vài phút. Và gần như cùng lúc với những người đồng âm ở khắp thế giới. Bảo tàng Lourve vừa mở cổng triển lãm trực tuyến. Ngay bên này ta có thể đảo mắt vào tác phẩm của các danh họa tức khắc. Trong một thế giới tưởng phẳng, điện ảnh lại có vẻ đứng ngoài.

Điện ảnh Việt Nam bên lề văn hóa đại chúng

Tình cảnh thảm thương hơn nữa có lẽ vận vào mùa trao giải, những giải thưởng điện ảnh lớn. Như Cannes, BAFTA, Oscar. Người mê phim ở Việt Nam lại dấm dúi vào tin nhắn của nhau những đường link trên trang web chiếu phim lậu. Có những lúc, lòng tự trọng buộc phải đối mặt với sự ham thích chính đáng từ những thứ nhỏ nhoi như vậy.

Cảnh trong phim Minari

Các nền tảng streaming (dịch vụ cung cấp phim trực tuyến) dù có lợi thế hơn rạp với phí bản quyền rẻ. Không phụ thuộc vào suất chiếu vàng hay địa điểm nhưng mức độ chậm chạp thì ngang bằng. Netflix chỉ ưu tiên đưa phim tranh giải do họ sản xuất lên nền tảng, còn những tác phẩm khác thì mặc kệ hoặc… từ từ tính. Người yêu điện ảnh ở Việt Nam có thể thấy mình như ở ngoài lề văn hóa đại chúng. Đã gọi là văn hóa đại chúng tất phải dẫn đến những sự cộng hưởng. Giao thoa mà ở đấy chúng ta thấy mình rung cùng một nhịp với bạn bè thế giới và ngược lại.

Khi nào phim Việt Nam mới đoạt giải Oscar vẫn luôn là một câu hỏi lớn. Nhưng nếu chỉ muốn biết khi nào phim Oscar mới chiếu ở Việt Nam. E là câu hỏi cũng không phải nhỏ. Phim Ký sinh trùng đoạt Oscar năm ngoái là một ngoại lệ. Phim ra rạp cả trước khi trao giải, có doanh thu 73 tỉ đồng. Phải lâu rồi diễn đàn điện ảnh Việt Nam mới sôi sục trước thềm buổi lễ đến thế. Công chúng dõi theo hành trình chiến thắng của Ký sinh trùng phần vì đó là một tác phẩm châu Á.

Khác biệt với thế giới

Nói Ký sinh trùng là một ngoại lệ bởi nền điện ảnh Hàn Quốc năm nay cũng có bộ phim Minari đình đám không kém nhưng lại bị khán giả Việt quay lưng. Phim chỉ có ít suất chiếu tại rạp Việt và doanh thu vỏn vẹn trên 1,2 tỉ đồng. Giá trị của một bộ phim không nằm ở chỗ được chiếu sớm hay muộn. 80 năm sau, xem lại những tác phẩm ngày nay, khán giả vẫn thổn thức vì kiếp người. Thế nhưng sẽ trọn vẹn hơn nếu ta cảm được bộ phim ở những ngày ta và người đang cùng sống.

Nhìn vào thực trạng kém vui ấy, nhiều người lo lắng về tính khả thi của mục tiêu tổng quát được đề ra trong Chiến lược phát triển ngành điện ảnh tầm nhìn đến năm 2030, rằng: “Đến năm 2030, phấn đấu xây dựng điện ảnh Việt Nam trở thành nền điện ảnh có bản sắc và uy tín ở châu Á, có những tác phẩm đạt giải thưởng quốc tế cao và tài năng điện ảnh tầm cỡ trong khu vực và thế giới”.

Nguồn: Tuoitre.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài đặc sắc