Dòng tiền bất ổn chảy vào chứng khoán

Dòng tiền bất ổn chảy vào chứng khoán

Chứng Khoán Kinh Tế
Mất:3 phút, 51 giây để đọc

Trong những năm gần đây, số lượng người đầu tư vào chứng khoán ngày càng tăng cao. Có lẽ bởi sức hút của thị trường cũng như lợi ích mà nó mạng lại. Chứng khoán ngày càng khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế. Hứa hẹn là một thị trường tiềm năng được các nhà đầu tư săn đón và kiếm lời. Do ảnh hưởng của đại dịch coivd-19, thị trường có nhiều biến đổi làm cho dòng tiền chứng khoán chậm lại. Bài viết của thanhnien365 tổng hợp một vài thông tin mới nhất về sự biến động đang lưu ý này.

Tín dụng phục hồi

Nền kinh tế ấm lên khiến tín dụng dần phục hồi. Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tính đến thời điểm 19/3/2021, tín dụng của nền kinh tế tăng 1,47%. Gấp 2,16 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là, huy động vốn của các tổ chức tín dụng chỉ tăng 0,54%. Tương đương mức tăng thời điểm này năm ngoái (tăng 0,51%). Còn nếu so với cùng thời điểm trước dịch bệnh, thì tốc độ tăng trưởng huy động vốn thấp đáng kể (tính dụng vào thời điểm 20/32019 tăng 1,72%).

Dòng tiền bẻ lái

Ông Phan Đức Tú, Chủ tịch Hội đồng Quản trị BIDV cho hay, trong 2 tháng đầu năm, tín dụng của ngân hàng này giảm 0,87%, nhưng huy động vốn giảm tới 2,5%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, theo ông Tú, là ảnh hưởng của Covid-19 và yếu tố chu kỳ.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, tiền vào ngân hàng chậm lại là do sức nóng của các kênh đầu cơ, như chứng khoán, bất động sản, tiền ảo… “Lãi suất quá thấp, trong khi các kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản tăng mạnh, khiến dòng tiền có dấu hiệu chảy từ ngân hàng sang các kênh này”, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế nhận định.

Áp lực sàn chứng khoán

Dòng tiền trong phiên sáng nay chỉ bằng 70% hôm qua. Thanh khoản cả ngày thấp hơn 15% dù phiên 13/4 nghẽn từ đầu giờ chiều. Áp lực bán gia tăng cuối phiên hôm qua nối dài sang sáng nay (14/4). Khiến VN-Index mở cửa trong sắc đỏ, lùi sâu dưới tham chiếu sau ATO. Trạng thái giằng co là xu hướng chính, biểu thị bằng đồ thị hình sin trong phiên sáng. Lực cầu giá đỏ đỡ thị trường khi giảm về gần 1.230 điểm, kéo chỉ số trở lại sát tham chiếu. Nhưng bị ép giảm ngay khi nhiều cổ phiếu lộ giá xanh. Chốt phiên sáng, VN-Index giảm gần 5 điểm.

 Nhà đầu tư giao dịch chứng khoán trên sàn Công ty Yuanta tại quận 1, TP HCM.

Sang phiên chiều, lực mua chiếm ưu thế hơn giúp nhiều mã trở lại sắc xanh. Đà tăng đột biến của một số mã vốn hóa lớn, như MSN, NVL, HPG phần nào hỗ trợ xu hướng. VN-Index tăng tới khi đóng cửa, chốt phiên có thêm 0,6% lên 1.255,87 điểm. VN30-Index tăng hơn 1% đóng cửa trên 1.290 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index và UPCOM-Index vượt trên tham chiếu.

Dòng tiền chảy vào thị trường chậm hơn

Ngoài diễn biến có phần giằng co, điểm khác so với phiên hôm qua là dòng tiền vào thị trường có phần chậm hơn. Đến hết phiên sáng, thanh khoản khớp lệnh trên HoSE chỉ bằng 70% so với phiên hôm qua. Giao dịch đến cuối phiên thấp hơn 15% dù phiên 13/4 thị trường nghẽn từ đầu giờ chiều.

VN-Index tăng 0,6% sau phiên 14/4.

Lực đỡ trong phiên hôm nay đến từ nhóm bluechip với đà tăng của một số mã chủ chốt. MSN chốt phiên tại mức giá trần, vượt gần 7%, HPG tăng 5,8%. NVL tăng 3,6%, CTG, VCB, SSI có thêm hơn 1%. Hơn chục mã bluechip còn lại vượt trên tham chiếu.

Ngược lại, nhóm Vingroup tác động tiêu cực nhất tới chỉ số. VHM chốt phiên thấp hơn 2% so với tham chiếu, là mã giảm mạnh nhất VN30. Các mã còn lại như VRE, VIC, REE, VNM giảm dưới 1%. Khối ngoại hôm nay bán ròng đột biến xấp xỉ 1.000 tỷ đồng trên HoSE. Trong đó, VHM là mã bị bán mạnh nhất với khối lượng bán ròng gần 6 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 600 tỷ đồng, VIC, VNM, CRE bán ròng trên 100 tỷ đồng.

Nguồn: Vnexpress.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài đặc sắc