Tôm càng xanh là một loại thủy sản có giá trị kinh tế cao và rất được ưa chuộng trên thị trường. Mặt khác, loài thủy sản này có thể sống được cả môi trường nước lọ và nước ngọt. Bên cạnh đó là kỹ thuật để nuôi giống tôm này không hề khó chính vì vậy mà chúng càng ngày được nuôi phổ biến ở nước ta. Đây là loài thủy sản nước ngọt; có nguồn gốc từ Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và miền bắc nước Úc. Tên khoa học được gọi là Macrobrachium Rosenbergii. Chúng còn được biết đến với các tên khác như tôm lớn nước ngọt hoặc tôm Malaysia.
Đông Tháp tiến hành quy hoạch vùng nuôi tôm
Tỉnh Đồng Tháp đã và đang tiến hành quy hoạch, ổn định vùng nguyên liệu sản xuất tôm càng xanh ở các huyện Tam Nông, Cao Lãnh…, tạo sức cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu. Tôm càng xanh có giá trị dinh dưỡng cao và giá trị thương mại rất lớn. Vì vậy, các món ăn từ tôm càng xanh luôn được nhiều người ưa chuộng; là thực phẩm tốt để bổ sung chất dinh dưỡng và đặc biệt là cung cấp canxi cho người dùng.
Nhờ vào những đặc tính nổi trội như giá trị kinh tế cao, thị trường ổn định, rủi ro thấp. Phù hợp với nhiều mô hình nuôi kết hợp, trong những năm gần đây, tôm càng xanh ngày càng thu hút người nuôi. Đặc biệt tôm được tập trung nuôi nhiều ở tỉnh Đồng Tháp. Việc phát triển nuôi tôm càng xanh ở Đồng Tháp đang trở thành thế mạnh sau cây lúa và cá tra trong những năm qua; nhiều diện tích trồng lúa đã trở thành ruộng tôm.
Nhiều hộ nuôi tôm trong tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện phương pháp nuôi có sử dụng chế phẩm sinh học; bước đầu mang lại hiệu quả khá cao, thu lợi nhuận ổn định. Mô hình này đang được nhân rộng tại nhiều địa phương. Huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã thực hiện dự án sản xuất lúa hữu cơ và nuôi tôm càng xanh theo quy trình VietGAP giai đoạn 2014 – 2020 để thực hiện tái cơ cấu đối với ngành hàng tôm càng xanh. Dự án hướng tới nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, bền vững, thân thiện với môi trường.
Chất lượng sản phẩm đầu ra
Ở huyện Tam Nông đã hình thành vùng nguyên liệu theo hướng tập trung sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chất lượng tốt, sạch, ổn định, bền vững; đăng ký logo, thương hiệu độc quyền tôm càng xanh Tam Nông. Ký hợp đồng với doanh nghiệp để thu mua tôm với giá có lợi cho người nuôi. Tỉnh đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đưa mô hình hợp tác xã tôm càng xanh gắn với mô hình chuyển giao công nghệ, ổn định thu mua sản phẩm cho người nuôi.
Tại huyện Tam Nông, các xã có diện tích nuôi thả nhiều là Phú Thành B, Phú Thọ, An Long và thị trấn Tràm Chim. Diện tích nuôi tôm của huyện liên tục tăng, năng suất trung bình 1,3 – 1,6 tấn/ha. Nuôi tôm càng xanh trên ruộng mùa nước nổi giúp tăng vòng quay của đất lên 2 – 3 lần/năm; tăng độ phì nhiêu và giá trị sử dụng đất, giảm thoái hóa đất, bảo vệ môi trường…
Ở huyện Cao Lãnh, những năm qua diện tích và sản lượng vùng nuôi tôm không ngừng gia tăng. Các hộ nuôi tôm đã được đầu tư theo hướng thâm canh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng lợi nhuận. Nhờ được hỗ trợ về kỹ thuật và quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng nên năng suất và lợi nhuận của việc nuôi tôm càng xanh ở huyện Cao Lãnh khá cao. Huyện Cao Lãnh xác định đây là vùng dự án nuôi tôm càng xanh chuyên canh trên đất lúa; khẳng định hiệu quả kinh tế.
Cần tìm hiểu rõ nguồn gốc tôm giống
Việc phát triển nuôi tôm cần quan tâm là chất lượng con giống và đầu ra tôm thương phẩm. Bởi khi vào vụ thả nuôi cần nhiều tôm giống nhưng do thiếu nguồn giống sản xuất; nên người dân mua tôm giống không rõ nguồn gốc dẫn đến việc nuôi tôm càng xanh đạt tỷ lệ sống thấp; giá bán và lợi nhuận cũng thấp. Đối với tôm thương phẩm đến kỳ thu hoạch gần như phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái.
Do đó công tác tái tạo, phục hồi nguồn lợi thủy sản và các hệ sinh thái là rất quan trọng. Trong đó công tác thả giống tôm càng xanh nhằm tái tạo quần đàn của các loài thủy sản ở các thủy vực nước ngọt nội địa cần được đặc biệt quan tâm. Nhằm phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản đang ngày càng bị khai thác cạn kiệt; đồng thời, cung cấp một phần nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, sạch, an toàn.
Tỉnh Đồng Tháp đã tiến hành quy hoạch, xây dựng nhiều mô hình nuôi tôm sinh thái; nuôi tôm vi sinh, nuôi tôm sạch với mục tiêu nâng cao chất lượng tôm càng xanh. Tạo sức cạnh tranh trên thị trường, mở rộng thị trường xuất khẩu. Các sản phẩm tôm càng xanh xuất khẩu sẽ được đa dạng chủng loại như tôm càng xanh sống; tôm ướp đá và tôm đông lạnh đối với một số thị trường tiềm năng như Trung Quốc và một số nước ASEAN.
Đặc điểm hình thái
Xét về hình thái, tôm càng xanh có những đặc điểm nổi bật như sau:
– Thân thon dài, đối xứng hai bên.
– Tôm bé có màu trong và sáng, tôm trưởng thành thường có màu xanh đặc trưng hoặc đôi khi là màu nâu nhạt.
– Phần đầu và ngực lớn, hơi giống hình trụ, được bao bọc bởi lớp vỏ dày gọi là giáp đầu ngực. Phần đầu có 5 đốt gần nhau và mang 5 đôi phụ bộ. Phần ngực có 8 đốt liền nhau, mang 8 đôi phụ bộ.
– Bụng tôm gồm 6 đốt, đuôi có 1 đốt, các đốt có thể cử động. Mỗi đốt mang một phụ bộ gọi là chân bơi và được bao bởi vỏ. Tấm vỏ phía trước xếp chồng lên vỏ ở sau. Tuy nhiên, vỏ của đốt bụng thứ 2 phủ lên cả 2 tấm vỏ ở trước và sau nó.
– Chủy tôm càng xanh có gốc ở nơi hốc mắt nhô cao lên thành mào. Chủy tôm dài vượt vảy râu, uốn cong lên từ đoạn giữa. Mỗi chủy có 11 – 16 răng, trong đó có khoảng 2 – 3 răng sau hốc mắt và 10-15 răng dưới chủy.
Trên cơ sở đó, tỉnh sẽ nghiên cứu và xác định nhu cầu tiêu thụ, khả năng cung ứng, các kênh tiêu thụ sản phẩm chính. Xây dựng và thực hiện chương trình truyền thông, giới thiệu sản phẩm. Kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm và vùng cung cấp nguyên liệu…
Nguồn: Tuhaoviet.vn