Nhiều người cho rằng huyết áp tăng chỉ có cách dùng thuốc để hạ. Tuy nhiên, chúng ta không nên lạm dụng thuốc quá nhiều. Tại sao chúng ta không tìm những bài thuốc dân gian bằng các loại rau, củ xung quanh ta để làm giảm huyết áp? Vừa tiết kiệm được phần nào chi phí vừa giúp giảm huyết áp hiệu quả. Những thảo dược hay những rau, củ đều là các bài thuốc quý trị bệnh. Những loại rau, củ sau đây sẽ giúp bạn kiểm soát cũng như hạ huyết áp an toàn. Hãy cùng thanhnien365 tìm hiểu xem những loại thảo dược nào làm giảm huyết áp nhé!
Húng quế
Húng quế là một thảo dược ngon miệng mà có thể kết hợp với rất nhiều thức ăn. Nó cũng có thể làm giảm huyết áp của bạn. Chiết xuất húng quế đã được chứng minh là làm giảm huyết áp, mặc dù là giảm trong thời gian ngắn. Thêm húng quế sạch vào trong thực đơn của bạn rất dễ dàng, và chắc chắn là không gây đau đớn gì. Hãy giữ một chậu nhỏ húng quế trong vườn nhà bạn. Và thêm những lá húng tươi vào trong món mì sợi, súp, sa- lát, và các món hầm.
Quế
Quế cũng là một gia vị có thể dễ dàng bổ sung vào thực đơn hàng ngày của bạn. Ăn quế hàng ngày sẽ làm giảm huyết áp ở những người mắc tiểu đường. Thêm nhiều quế vào bữa ăn bằng cách rắc vào bữa sáng như ngũ cốc, yến mạch và thậm chí là cả cà phê. Với bữa tối, quế cũng làm tăng thêm hương vị của khoai tây chiên, cà ri và các món hầm.
Thảo quả
Thảo quả là một gia vị đến từ Ấn Độ và thường được sử dụng trong món ăn của Nam Á. Một nghiên cứu về tác dụng của thảo quả đối với sức khỏe thấy rằng: Những người tham gia có thể giảm đáng kể trị số huyết áp sau khi ăn thảo quả hàng ngày trong vài tháng. Bạn có thể cho hạt hoặc bột thảo quả vào trong món cay, súp và các món hầm. Và thậm chí là các món nướng để có hương vị đặc biệt và tác dụng có lợi với sức khỏe.
Tỏi
Gia vị hơi có mùi này có thể có tác dụng nhiều hơn là chỉ đem lại hương vị cho thức ăn và làm hơi thở bạn có mùi. Tỏi có khả năng làm giảm huyết áp bằng cách giãn mạch máu. Điều này sẽ làm cho dòng máu chảy tự do hơn và giảm huyết áp.
Hàng ngày, có thể thêm tỏi tươi vào một số món ăn ưa thích. Nếu hương vị tỏi quá mạnh, hãy nướng tỏi trước.
Gừng
Gừng sẽ giúp kiểm soát huyết áp, bởi vì gừng đã được chứng minh là làm cải thiện tuần hoàn máu và làm giãn cơ quanh mạch máu. Thường được sử dụng trong thức ăn châu Á. Gừng là một nguyên liệu rất linh hoạt có thể thêm vào các món ngọt hoặc rau. Gừng tươi băm nhỏ, thái mỏng hoặc xay cho vào các món xào, súp, và phở hoặc món rau. Hoặc thêm vào món tráng miệng hoặc trà để có một hương vị tươi mới.
Cây lạc tiên
Cây lạc tiên chứa chất flavonoid và alkaloid có tác dụng điều hòa giấc ngủ, tăng chất lượng giấc ngủ. Đồng thời, chữa chứng lo âu, căng thẳng. Từ đó, các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu và khẳng định cây lạc tiên có tác dụng tốt đối với người bệnh tăng huyết áp.
Cần tây
Y học cổ truyền đã sử dụng cần tây trong điều trị tăng huyết áp từ xa xưa. Dùng thứ càng tươi càng tốt, rửa thật sạch, giã nát rồi ép lấy nước (nếu có máy ép thì càng tốt). Chế thêm một chút mật ong, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 40ml. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, nước ép cần tây có tác dụng làm giãn mạch, lợi niệu và hạ huyết áp. Ngoài ra, bạn có thể thử cần tây xào thịt bò, nước ép cần tây.
Cà rốt
Cà rốt có nhiều chất xơ và một phức hợp các chất có lợi cho huyết áp. Nếu uống 100ml nước ép cà rốt tươi, hai lần mỗi ngày trong 30 ngày sẽ thấy được tác dụng làm hạ huyết áp của nó. Hoặc đun 600ml nước với 10g cà rốt uống hàng ngày. Ngoài ra, trong cà rốt còn có một chất bổ mắt là beta-caroten.
Ngoài ra, các chuyên gia khuyến cáo người bị huyết áp cao nên tập luyện thường xuyên, không hút thuốc, nói không với rượu, bia, hạn chế cà phê, giảm stress, uống nhiều nước…
Rau cải cúc
Theo y học cổ truyền thì rau cải cúc có tính mát, vị tê, không độc có tác dụng hòa tỳ vị, an tâm khí, lợi tiểu, tiêu đờm… Ngoài ra, trong cải cúc có chứa những chất kiềm mật có tác dụng hạ huyết áp, bổ não. Những chất xơ thô tốt cho tiêu hóa, thông tiện và giảm cholesterol.
Rau diếp xoăn
Trong thành phần của rau diếp, lượng kali cao gấp 27 lần lượng natri; tỷ lệ này rất có lợi cho sự cân bằng nước trong cơ thể và sự đào thải cặn bã, tăng cường bài tiết nước tiểu; giúp cải thiện tính năng co bóp của người tăng huyết áp.
Rau bina (cải bó xôi/rau chân vịt)
Trong rau bina có nhiều folate có thể làm giảm huyết áp. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ cho thấy: Những người ăn lượng rau bina tương ứng 1.000 microgram folate mỗi ngày. Có tác dụng hạ huyết áp nhiều hơn so với những người chỉ ăn lượng rau bina; tương ứng với 200 microgram mỗi ngày.
Củ dền đỏ
Củ dền chứa hàm lượng nitric oxide cao, một chất có thể làm giãn các mạch máu và hạ huyết áp. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng: Nitrat trong nước ép củ dền làm giảm huyết áp của những người tham gia nghiên cứu, chỉ trong vòng 24 giờ.
Bạn có thể ép lấy nước hoặc chế biến đơn giản và ăn cả phần thịt củ. Củ dền nướng, xào hoặc hầm đều rất ngon. Bạn cũng có thể chiên chúng cùng với khoai tây chiên. Hãy cẩn thận khi chế biến củ dền – nước ép của nó có thể làm dây màu lên tay và quần áo của bạn.
Lựu
Lựu là một loại trái cây tốt cho sức khỏe có thể dùng để ăn trực tiếp hoặc làm nước ép. Một nghiên cứu kết luận rằng: Uống một tách nước ép quả lựu mỗi ngày trong bốn tuần sẽ giúp hạ huyết áp đáng kể.
Nước ép quả lựu sẽ giúp bữa sáng của bạn thêm phần bổ dưỡng. Hãy kiểm tra hàm lượng đường trong nước trái cây mua sẵn, lượng đường thêm vào có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.