Hà Nội Phố

Hà Nội Phố – Đêm nhạc đầy dấu ấn của quá khứ

Âm nhạc Giải Trí
Mất:3 phút, 15 giây để đọc

“Hà Nội Phố” là một đêm nhạc. Việc tổ chức có mục đích tôn vinh Đoàn Chuẩn cùng Phú Quang. Đây đều là những tác giả tâm huyết, có tình yêu đặc biệt đối với Hà Nội. Ngoài ra thì Thanh Lam cùng Tung Dương cũng tham gia chương trình. Tùng Dương không chỉ là người biểu diễn. Anh cũng là người biên tập âm nhạc ở trong chương trình. Với khả năng của mình, chất nhạc trong đêm trở nên đầy lãng mạn và bay bổng. Các ca khúc cũ lần lượt được viểu diễn, tạo nên mạch chuyện. Chương trình âm nhạc giống như là kể lại quá khứ của hai tác giả vậy.

Sự thiên vị về tình yêu

Phú Quang từng chia sẻ, ông yêu Hà Nội vì nơi đây là quê hương. Ông là một phần của Hà Nội, nên lẽ đương nhiên như bao người có quê khác, ông thiên vị với Hà Nội. Tình yêu trong âm nhạc Phú Quang không chỉ là cuộc tình của con người. Mà còn là những giai điệu để tình tự với đất Thăng Long, quê hương cổ kính.

Sự thiên vị về tình yêu

Điểm khác nhau giữa hai nhạc sĩ là nhạc sĩ Đoàn Chuẩn tự viết ca từ. Còn nhạc sĩ Phú Quang thường hay phổ thơ. Mặc dù ông vẫn có thể viết ca từ. Nhiều bài thơ được nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc trở thành ca khúc nổi tiếng, Ví như “Em ơi, Hà Nội phố” (thơ Phan Vũ), “Tình khúc 24”, “Dương cầm lạnh” (thơ Dương Tường), “Romance” (thơ Ý Nhi), “Biển, nỗi nhớ và em” (thơ Hữu Thỉnh), “Hà Nội ngày trở về” (thơ Thanh Tùng), “Im lặng đêm Hà Nội” (thơ Phan Thị Ngọc Liên), “Một dại khờ, một tôi” (thơ Nguyễn Trọng Tạo)…

Đánh giá về dấu ấn

Nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha đánh giá có nhiều nhạc sĩ viết về Hà Nội. Nhưng Đoàn Chuẩn, Phú Quang là hai tác giả để lại dấu ấn đặc biệt nhất. Đoàn Chuẩn viết không nhiều nhưng 20 nhạc phẩm ông để lại đều là các tình khúc vượt thời gian. “Trong giai điệu của ông, ta cảm thấy có tiếng lá rơi nhè nhẹ, có tiết heo may se lạnh, có cả mùi thơm của cốm ủ lá sen. Nghe giai điệu của ông, ta cảm thấy bâng khuâng, yêu thương, luyến tiếc.

Hơn nữa, còn thấy phảng phất ở giai điệu ấy hình bóng huyền diệu của những tuyệt sắc giai nhân đã hơn một lần làm xao xuyến trái tim chàng công tử Hà Thành dịu dàng và đa tình này”, nhạc sĩ Thụy Kha nói. Đêm nhạc sẽ gợi nhớ không khí Hà Nội xưa cũ, lãng mạn thập niên 1950 qua các bài Thu quyến rũ, Tà áo xanh, Gửi gió cho mây ngàn bay.

Đánh giá về dấu ấn

Tuổi thơ tại thành phố

Phú Quang viết về Thủ Đô dưới góc nhìn của người con sinh ra, chôn giấu tuổi thơ ở thành phố. Ông quan sát tỉ mỉ, gửi gắm những rung động, mơ mộng, khát khao và ám ảnh về tình yêu vào trong ca khúc. Nhạc sĩ có duyên khi biến tấu ý thơ thành nhiều ca khúc nổi tiếng như

Em ơi, Hà Nội phố (thơ Phan Vũ)

Tình khúc 24

Dương cầm lạnh (thơ Dương Tường)

Romance (thơ Ý Nhi)

Hà Nội ngày trở về (thơ Thanh Tùng)

Im lặng đêm Hà Nội (thơ Phan Thị Ngọc Liên)

Một dại khờ, một tôi (thơ Nguyễn Trọng Tạo)

Các nhạc phẩm sẽ được thể hiện qua giọng ca Thanh Lam, Tấn Minh, Tùng Dương, Khánh Linh, Minh Chuyên trong đêm nhạc diễn ra ở Nhà hát Lớn Hà Nội. Một phần doanh thu từ chương trình sẽ được ban tổ chức gửi tặng gia đình nhạc sĩ Phú Quang, hỗ trợ ông điều trị bệnh.

Nguồn: Vnexpress.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài đặc sắc