Với tham vọng mở rộng ảnh hưởng ra phạm vi toàn cầu, Trung Quốc đang càng ngày chứng tỏ sức mạnh của mình. Những thương hiệu xuất xứ Trung Quốc xuất hiện tại nhiều quốc gia. Thậm chí quốc gia tỷ dân này còn đầu tư mạnh tay vào nhiều lĩnh vực. Thời gian qua các hãng phim tại Hàn Quốc đã phải thay đổi lịch trình vì dính líu đến nguồn vốn đầu tư từ Trung Quốc. Nhiều bộ phim Hàn gây tranh cãi khi có sự xuất hiện của sản phẩm xuất xứ Trung Quốc. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến bản sắc, văn hóa đất nước. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau.
Cảnh giác với sản phẩm xuất xứ Trung Quốc
Phim ‘Joseon Exorcist’ bị hủy bỏ vì đạo cụ Trung Quốc. ‘Mr. Queen’ bị ghét vì dựa theo sách Trung Quốc. ‘Vincenzo’ phải cắt cảnh quảng cáo đồ ăn Trung Quốc. Đằng sau trào lưu này là gì? Giữa tháng 3, phim truyền hình Vincenzo của ngôi sao Song Joong Ki gây tranh cãi. Vì cảnh nhân vật ăn món bibimbap của Hàn Quốc nhưng lại do một công ty Trung Quốc sản xuất.
Khán giả phẫn nộ vì bibimbap là món ăn Hàn, được sản xuất khắp nơi ở Hàn Quốc. Nhưng nhà làm phim lại nhận quảng cáo cho thương hiệu xuất xứ Trung Quốc. Sự việc xảy ra đúng thời điểm căng thẳng khi món kim chi của Hàn Quốc. Gần đây bị truyền thông nhà nước của Trung Quốc “nhận vơ”. Cho là biến thể từ món “pao cai” của Trung Quốc. Công chúng Hàn phản đối hành vi này lâu nay nên khó chấp nhận một lỗi tương tự.
Quyết giữ bản sắc qua món ăn, phim truyền hình
Với Hàn Quốc, phim truyền hình và ẩm thực không chỉ đơn giản là công cụ giải trí và đồ ăn. Đó là hai trong số những lĩnh vực mũi nhọn của Làn sóng Hàn qua nhiều giai đoạn, giúp Hàn Quốc khởi sắc về kinh tế và có ảnh hưởng quốc tế về văn hóa. Do đó, bất cứ thứ gì có khả năng đe dọa bản sắc Hàn Quốc trong các lĩnh vực này đều sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ. “Nếu các đài truyền hình Hàn Quốc dễ dãi nhận quảng cáo thương hiệu Trung Quốc. Vì những khoản tiền ngắn hạn, sẽ đến lúc khán giả quốc tế nhầm tưởng bibimbap là món ăn Trung Quốc”. Là một trong những lý lẽ để khán giả Hàn phản đối cảnh phim Vincenzo.
Vì bị phản đối, Vincenzo đã cắt bỏ cảnh phim này trong bản chiếu trên các nền tảng mạng. Tương tự, cuối tháng 3, phim truyền hình xác sống Joseon Exorcist gặp hậu quả nặng nề sau khi bị phát hiện lỗi sai lớn: sử dụng đạo cụ là đồ ăn Trung Quốc cho cảnh yến tiệc thời Joseon. Đó là các món ăn như bánh trung thu, bánh bao, trứng bắc thảo, rượu Trung Quốc…
Bên cạnh đó, phim còn bị cho là xuyên tạc về các nhân vật lịch sử có thật của Hàn Quốc. Mô tả vua Taejong tàn sát người dân vô tội vì ảo giác. Phim bị 156.000 người ký tên đề nghị Nhà Xanh hủy bỏ. Các nhãn hàng đồng loạt rút lui khiến phim không thể chỉnh sửa. Kết quả, Đài SBS phải hủy bỏ Joseon Exorcist chỉ sau 2 tập, khiến nhà sản xuất chịu thiệt hại nặng nề.
Yếu tố Trung Quốc xuất hiện nhiều trong phim
Gần đây, liên tiếp các dự án phim khiến khán giả Hàn Quốc nhướng mày thay vì chào đón do có yếu tố Trung Quốc. Phim truyền hình Mr. Queen khá thành công nhưng vẫn gây lo ngại. Vì là phim dựa trên web drama và sách của Trung Quốc. Go Princess Go (Thái tử phi thăng chức ký). Sau khi Joseon Exorcist bị hủy bỏ, nhà sản xuất Mr. Queen cũng rút phim khỏi các nền tảng VOD. Để tránh bị tẩy chay trên diện rộng. Dù vậy, việc tẩy chay vẫn khiến diễn viên chính Shyn Hye Sun bị ảnh hưởng danh tiếng. Trước đó, phim cũng nhận 4.000 ý kiến khiếu nại vì các chi tiết sai lệch lịch sử.
Sắp tới, 2 phim truyền hình The Golden Hairpin và Until the Morning Comes, sẽ quy tụ nhiều diễn viên ngôi sao. Có thể bị soi xét vì dựa theo sách bán chạy của Trung Quốc. Dù 2 dự án đều chưa có gì bất ổn. Khán giả Hàn vẫn có tâm lý dè chừng với xuất xứ Trung Quốc do xung đột văn hóa leo thang gần đây.
Cảnh giác với tiền đầu tư từ Trung Quốc
Ngày 13-4, tờ Korea Herald đăng bài cảnh báo các nhà làm phim cần cảnh giác với nguồn đầu tư từ Trung Quốc. Tránh để tiền bạc chi phối, giúp các nhà đầu tư Trung Quốc can thiệp vào phim truyền hình Hàn Quốc. Thậm chí cảnh giác trước khả năng bị “chiếm đoạt văn hóa”. Theo một người phụ trách tiếp thị phim giấu tên, kinh phí sản xuất phim truyền hình Hàn Quốc đã tăng gấp đôi trong vòng 10 năm qua. Hiện tại, mỗi tập phim tốn từ 600 triệu đến 700 triệu won (từ 532.000 đến 621.000 USD) để sản xuất. “Thật khó để trang trải được mức kinh phí này chỉ với tiền từ quảng cáo trong nước” – người này nói.
Tự túc về kinh phí
Vừa qua, luật mới ở Hàn Quốc hạn chế thời gian làm thêm ngoài giờ cũng làm tăng thời gian sản xuất phim. Cộng với chi phí đảm bảo an toàn phòng chống COVID-19 và tiền thuê diễn viên. Tất cả đều khiến kinh phí phim truyền hình tăng cao. Theo một người phụ trách tiếp thị phim giấu tên. Kinh phí sản xuất phim truyền hình Hàn Quốc đã tăng gấp đôi trong vòng 10 năm qua. Hiện tại, mỗi tập phim tốn từ 600 triệu đến 700 triệu won (từ 532.000 đến 621.000 USD) để sản xuất. “Thật khó để trang trải được mức kinh phí này chỉ với tiền từ quảng cáo trong nước” – người này nói.
Tận dụng làn sóng phản đối đầu tư Trung Quốc. Một số chương trình Hàn Quốc đã tự quảng bá thu hút nguồn vốn trong nước. Nhà sản xuất nổi tiếng Han Dong-chul, chịu trách nhiệm về các chương trình thử giọng của Mnet. Như Show Me the Money và Produce 101, cho biết anh đã được một công ty Trung Quốc đề nghị đầu tư 1 tỷ won. Nhưng quyết định không đồng ý vì sợ họ sẽ can thiệp vào khâu lập trình.
Trước làn sóng phản đối ngày càng tăng cao, các hãng phim Hàn. Cũng đang thay đổi lịch trình sản xuất các bộ phim truyền hình được ấn định vào cuối năm. Điển hình, tác phẩm của đài cáp tvN The Golden Hairpin. Dựa trên một tiểu thuyết bán chạy nhất của Trung Quốc dự kiến lên sóng vào mùa đông. Cũng đã thay đổi hoàn toàn cốt truyện đã tránh bị tẩy chay không đáng có.
Nguồn: Tuoitre.vn