Trong những năm gần đây, giá trị xuất khẩu của mặt hàng nông sản Việt Nam đạt mức rất cao, đóng góp lớn vào tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa và GDP của Việt Nam. Nông sản Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường quốc tế. Đặc biệt, sau khi Việt Nam gia nhập nền kinh tế thế giới sẽ mang lại nhiều cơ hội cho hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều thách thức cùng tồn tại. Bài viết này phân tích một số khó khăn, vướng mắc trong xuất khẩu nông sản Việt Nam, từ đó đề xuất nhiều phương án triển khai.
Mặt hàng nông sản có năng xuất cao
Trong quý 1/2021, nhiều mặt hàng nông, lâm, thủy sản đạt giá trị xuất khẩu 10,61 tỷ USD. Giá trị này tăng 19,7% so với cùng kỳ năm ngoái… Trong đó, xuất khẩu đạt khoảng 10,61 tỷ USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu ước đạt 7,74 tỷ USD, tăng 44,7%. Xuất siêu khoảng 2,87 tỷ USD đã giảm 18,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong quý đầu tiên của năm, nhiều mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hơn so với cùng kỳ năm trước như: Cao su, chè, rau quả, sắn, tôm, các sản phẩm lâm sản. Trị giá xuất khẩu cao su đạt khoảng 721 triệu USD (tăng 116%). Chè đạt 41 triệu USD (tăng 6,2%). Rau quả khoảng 944 triệu USD (tăng 6,1%)… Bên cạnh đó, có những mặt hàng có trị giá giảm. Trị giá cà phê đạt 771 triệu USD (giảm 11,3%). Gạo đạt khoảng 606 triệu USD (giảm 17,4%). Hạt điều ước đạt 634 triệu USD (giảm 5,8%), cá tra đạt 373 triệu USD (giảm 2,6%)…
Nếu xét chung quý 1/2021, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản ước khoảng 7,74 tỷ USD. Trị giá này tăng 44,7% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 3,7 tỷ USD, tăng 66,7%, nhóm hàng thủy sản ước khoảng 505 triệu USD, tăng 21,6%. Nhóm lâm sản chính khoảng 728 triệu USD, tăng 34,7%, nhóm sản phẩm chăn nuôi khoảng 913 triệu USD, tăng 14%. Nhóm đầu vào sản xuất khoảng 1,88 tỷ USD, tăng 37,8%.
Những thay đổi của quy chế
Bộ NN&PTNT cho biết, để phát triển chế biến và thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản, với thị trường trong nước, sẽ tiếp tục theo dõi, nắm bắt và tổng hợp thông tin, số liệu về giá cả, tình hình sản xuất và nguồn cung các mặt hàng nông sản tại các địa phương trong nước, đặc biệt là các địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch COVID-19. Ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” . Nắm bắt tình hình giá cả, nguồn cung các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu phục vụ báo cáo Tổ điều hành Thị trường trong nước và Ban Chỉ đạo giá của Chính phủ.
Sắp tới, các hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế, thúc đẩy xuất khẩu, Bộ NN&PTNT sẽ phổ biến, hướng dẫn các quy định thị trường, rào cản kỹ thuật trong thương mại nông sản, định hướng xuất khẩu nông lâm thủy sản tại các thị trường trọng điểm… Được biết, thị trường xuất khẩu khu vực châu Á chiếm 54,4% thị phần, châu Mỹ chiếm 32,2%, châu Âu là 11,8%, châu Đại Dương mới chỉ 1,8% và châu Phi là 1,5%. Trong quý II/2021, Bộ NN&PTNT đặt chỉ tiêu cho toàn ngành tăng trưởng GDP đạt 3,52%. Giá trị xuất khẩu ước đạt trên 9,7 tỷ USD.
Thực trạng xuất khẩu một số nông sản chính của Việt Nam
Từ năm 2009 đến nay, giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam luôn ở mức cao. Đóng góp một phần không nhỏ vào tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa và GDP của Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản có xu hướng tăng. Cụ thể tăng từ 16,5 tỷ USD năm 2008 lên 32,1 tỷ USD năm 2016. Trong đó, một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh và đều qua các năm. Kể đến như nhóm hạt điều (tăng trưởng 15,3%/năm). Nhóm hàng rau quả (tăng trưởng 25,2%). Nhóm hạt tiêu (tăng trưởng 21%/năm),. Riêng mặt hàng gạo có tăng trưởng âm (-3,5%/năm).
Những khó khăn, vướng mắc trong xuất khẩu nông sản
Xuất khẩu nông sản Việt Nam dự báo có nhiều triển vọng. Nhận thấy nhu cầu thị trường ngày càng tăng. Ngoài ra có nhiều cơ hội được hưởng ưu đãi lớn về thuế. Tuy vậy, nhiều mặt hàng và thị trường vẫn gặp khó khăn. Đối với các thị trường truyền thống (Trung Quốc, Nga,…) là các thị trường quan trọng với tỷ trọng xuất khẩu sang các thị trường này lớn, yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng không cao.
Tuy nhiên, cũng chính vì hầu hết nông sản của Việt Nam phụ thuộc quá lớn vào các thị trường này nên người nông dân Việt Nam thường rơi vào tình trạng “được mùa rớt giá”, đặc biệt có những vụ nông sản rơi vào thảm cảnh lịch sử như vụ thanh long tháng 9/2015, giá sụt thảm hại với hàng loạt thanh long đổ cho gia súc ăn, đổ đầy ra đường, hoặc gần đây nhất là mặt hàng thịt lợn xuất sang Trung Quốc.
Nguồn: Vneconomy.vn