Ngày 12/4, Tập đoàn Microsoft (Mỹ) thông báo sẽ mua lại Nuance Communications, một công ty điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI), với giá khoảng 19 tỷ USD, nhằm tìm cách để thúc đẩy các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Khi xảy ra đại dịch COVID-19, cả hai công ty đều “ăn nên làm ra” trong lĩnh vực tư vấn y tế, vì công tác tư vấn y tế buộc phải chuyển từ trực tiếp sang trực tuyến. bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết hơn về phi vụ mua bán này.
Tìm hiểu về Nuance Communications
Nuance Communications có trụ sở ở Burlington, bang Massachusetts (Mỹ). Và đã hợp tác với Microsoft từ năm 2019. Hãng này chuyên tạo ra công nghệ nhận diện giọng nói giúp Apple Inc cho ra đời trợ lý ảo Siri. Và là nhà phát hành các phần mềm cho nhiều lĩnh vực từ chăm sóc y tế đến ngành ôtô. Trong một thông báo, Giám đốc điều hành Microsoft Satya Nadella cho biết. Hãng coi AI là sự ưu tiên quan trọng nhất trong công nghệ và chăm sóc sức khỏe là ứng dụng cấp thiết nhất.
Microsoft đã đề nghị trả cho Nuance Communications 56 USD/cổ phiếu. Cao hơn 22,86% so với mức giá chốt phiên gần nhất của Nuance Communications. Ngay sau khi thông tin trên được công bố. Cổ phiếu của Nuance Communications đã tăng gần 23% trước giờ thị trường chứng khoán mở cửa. Nếu đạt được thỏa thuận, ông Mark Benjamin sẽ vẫn giữ chức Giám đốc điều hành của Nuance Communications. Và chịu sự giám sát của ông Scott Guthrie, Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách điện toán đám mây và AI của Microsoft. Không chỉ vậy, thỏa thuận nói trên với Nuance Communications sẽ là thương vụ sáp nhập lớn thứ hai của Microsoft. Sau thương vụ mua lại LinkedIn với giá 26,2 tỷ USD vào năm 2016.
Microsoft thông báo sẽ mua lại Nuance Communication
“Gã khổng lồ” phần mềm Microsoft thông báo sẽ mua lại Nuance Communications. Là công ty chuyên cung cấp công nghệ nhận dạng giọng nói – với mức giá 16 tỷ USD. Như vậy, tổng giá trị thương vụ sẽ khoảng 19 tỷ USD nếu bao gồm cả nợ. Đây là bước đi mới nhất của Microsoft trong chiến lược duy trì tăng trưởng thông qua các thương vụ mua lại. Công ty cũng được cho là đang đàm phán để mua ứng dụng trò chuyện Discord. Với giá khoảng 10 tỷ USD. Trước đó, vào năm ngoái, Microsoft đã nỗ lực mua lại hoạt động kinh doanh của TikTok tại Mỹ. Với giá khoảng 30 tỷ USD nhưng thất bại.
Nếu thành công lần này, Nuance sẽ là thương vụ sáp nhập lớn thứ hai của Microsoft sau LinkedIn trị giá 26 tỷ USD vào năm 2016. Tháng trước, Microsoft cũng đã hoàn tất việc mua lại công ty trò chơi Zenimax trị giá 7,6 tỷ USD. Nuance được cho là sẽ đặc biệt phù hợp với mảng kinh doanh phục vụ doanh nghiệp và chính phủ của Microsoft. Theo đó, Nuance tạo ra doanh thu bằng cách bán các công cụ nhận dạng. Và ghi chép giọng nói trong các hoạt động khám bệnh tại phòng khám. Các cuộc gọi dịch vụ chăm sóc khách hàng hoặc thư thoại. Trong thông báo của mình, Microsoft cho biết công nghệ của Nuance sẽ được ứng dụng để cải thiện các sản phẩm đám mây trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
Phát biểu của CEO Microsoft
Trả lời phỏng vấn của CNBC, CEO Microsoft, ông Satya Nadella đánh giá cao các công cụ của của Nuance trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Và cho biết đây là động lực chính đằng sau việc mua lại. Nadella cho biết: “Chúng ta đã chứng kiến quá trình chuyển đổi kỹ thuật số tăng tốc nhanh chóng. Đặc biệt là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Và khi bạn nghĩ về thị trường nhà cung cấp dịch vụ trong ngành này. Công nghệ kỹ thuật số sẽ là chìa khóa”.
Khởi đầu là công ty Kurzweil Computer Products. Được Ray Kurzweil thành lập vào năm 1974, Nuance Communications sau vô số vụ mua bán và sáp nhập hiện gần như độc chiếm thị trường công nghệ nhận dạng giọng nói. Giấy phép công nghệ của Nuance có mặt trong gần như tất cả các ngành công nghiệp. Và thị trường liên quan tới nhận dạng giọng nói. Thậm chí Siri của Apple ban đầu cũng được phát triển dựa trên Nuance. Mặc dù chưa rõ mức độ phụ thuộc của Apple vào công nghệ này.
Cơ cấu công ty sau thương vụ mua lại
Microsoft cho biết CEO Nuance Mark Benjamin vẫn sẽ tiếp tục điều hành công ty. Và báo cáo công việc trực tiếp với Scott Guthrie, người phụ trách mảng kinh doanh đám mây và trí tuệ nhân tạo của Microsoft. Với danh tiếng trong lĩnh vực công nghệ nhận dạng giọng nói. Nuance luôn được coi là mục tiêu mua lại của các công ty lớn như Apple hay Microsoft. Với thương vụ này Microsoft có thể tích hợp tính năng nhận dạng giọng nói trong nhiều sản phẩm của mình. Chẳng hạn như Teams, hoặc trên nền tảng đám mây Azure. Cho phép các công ty tạo lập hồ sơ cuộc họp và truy xuất bằng văn bản nếu cần.
Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm thông tin hữu ích cho bạn đọc về thế giới số.
Nguồn: Vnexpress.net