Một số sai lầm khi điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ

Một số suy nghĩ sai lầm về bệnh tay chân miệng ở trẻ

Bệnh trẻ em Sức Khỏe
Mất:7 phút, 28 giây để đọc

Bệnh tay chân miệng là một trong những loại bệnh truyền nhiễm khá phổ biến ở trẻ em. Đặc biệt là các bé dưới 5 tuổi. Bệnh có thể xảy ra ở mọi thời điểm trong năm. Số lượng ca bệnh có xu hướng tăng nhanh vào khoảng tháng 3-5 và 9-12. Một số con đường lây lan bệnh tay chân miệng ở trẻ như qua đường tiêu hoá hoặc khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết ra từ các bọng nước bị vỡ, phân, nước bọt hay dịch tiết mũi họng. Bệnh tay chân miệng nếu không điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong quá trình điều trị, nếu không tìm hiểu kỹ sẽ dễ mắc phải các sai lầm không đáng có khiến trẻ lâu khỏi và bệnh nặng hơn. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ một số suy nghĩ sai lầm hay gặp mà mọi người cần phải cẩn thận.

Tìm hiểu về bệnh tay chân miệng ở trẻ

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh tay chân miệng chủ yếu do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây nên, thường gặp nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71. Trong đó, virus Coxsackie A16 ít gây biến chứng về thần kinh và có thể tự khỏi trong vài ngày. Ngược lại, virus Enterovirus typ 71 (EV71) gây nhiều biến chứng nguy hiểm viêm não, viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim và có thể dẫn đến tử vong.

Coxsackie A16 gây bệnh tay chân miệng

Ngoài Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71, một số chủng virus nhóm A khác như Coxsackie A4-A7, A9, A10 hoặc virus Coxsackie nhóm B (B1-B3, và B5) cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng

Giai đoạn đầu:

giai đoạn đầu của bệnh tay chân miệng ở trẻ

  • Khi mới phát bệnh, trẻ nhỏ có dấu hiệu tương tự như bệnh cảm cúm. Trẻ sẽ mệt mỏi, đau cổ họng, sốt nhẹ. Sau một hoặc hai ngày, xuất hiện nổi bóng nước trên da, quanh miệng, bên trong má, lòng bàn tay và bàn chân, mông hoặc xung quanh hậu môn. Nổi bóng nước là một đặc điểm rõ rệt nhất của căn bệnh này ở trẻ sơ sinh và trẻ em.
  • Ban đầu, các nốt ban này xuất hiện như một vết sẹo nhỏ, mờ, màu đỏ và phẳng. Sau đó, chúng dần trở thành các nốt phồng rộp như những bóng nước. Bóng nước chứa đầy chất dịch và có thể vỡ ra khiến trẻ đau đớn. Các bóng nước này thường biến mất sau khoảng 1 – 2 tuần.

Trong trường hợp khó xác định bệnh

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bệnh chân tay miệng sẽ khó xác định nếu con bạn chỉ bị nổi bóng nước trong miệng hoặc cổ họng. Do còn quá nhỏ nên con không thể nói cho bạn biết rằng con bị đau họng. Do đó nếu thấy trẻ bị sốt và có dấu hiệu không muốn ăn uống thì bạn hãy đưa con đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời.

Một số dấu hiệu khác

Ngoài các dấu hiệu như sốt, nổi ban đỏ, bỏ ăn hoặc không muốn ăn, biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở trẻ em còn là: Đau nhức cơ bắp, đau đầu, cứng cổ, bồn chồn. Ngủ không ngon giấc hoặc ngủ nhiều hơn; có thể hay giật mình. Ngoài ra trẻ thường hay bị chảy nước dãi liên tục vì đau họng. Trẻ chỉ thích thức ăn dạng lỏng và thức uống lạnh.

Một số dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ

Lưu ý: Sau khi tiếp xúc với nguồn lây bệnh, trẻ sẽ không bị bệnh ngay mà phải mất khoảng từ ​​3 – 6 ngày các dấu hiệu đặc trưng của bệnh mới xuất hiện. Đây được gọi là giai đoạn ủ bệnh. Trong một số trường hợp, bệnh tay chân miệng ở trẻ thường không có dấu hiệu rõ ràng hoặc các triệu chứng xuất hiện rất nhẹ. Điều đó thường khiến bạn chủ quan. Nếu con có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và chăm sóc đúng cách nhằm tránh các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Tổng hợp các suy nghĩ sai lầm khi trẻ bị tay chân miệng

Triệu chứng bóng nước trên da của trẻ sẽ gây đau nhức

Triệu chứng bóng nước của bệnh thủy đậu thường gây ngứa và đau khi ấn lên vùng da có bóng nước. Còn bóng nước của bệnh tay chân miệng sẽ không gây ngứa và khi ấn không đau. Khi bóng nước khô sẽ để lại vết thâm da, không loét, không có sẹo. Trẻ quấy khóc hay khó chịu khi mắc bệnh tay chân miệng. Các triệu chứng khác như sốt, nhức đầu, ói mửa, đau họng, tiêu chảy. Do đó, người nhà không nên tự ý bôi các thuốc ngoài da để tránh việc bác sỹ chẩn đoán nhầm bệnh tay chân miệng với các bệnh da liễu khác.

Bệnh tay chân miệng không có các phương pháp phòng tránh

Hiện tại, bệnh tay chân miệng chưa có vaccine phòng ngừa và thuốc đặc trị. Bệnh chủ yếu lây khi tiếp xúc với dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước bọt. Hay dịch tiết từ các mụn bóng nước, phân nhiễm virus. Trẻ nhỏ hay cho tay, đồ chơi vào miệng. Từ đó virus (nếu vương trên đồ chơi) có thể theo đường miệng vào cơ thể. Biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất là vệ sinh cá nhân. Đồng thời hạn chế cho trẻ đến nơi đông người, tránh tiếp xúc với người bệnh khác.

Bệnh tay chân miệng chỉ gặp ở trẻ em

Đây là loại bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Đặc biệt thường xuất hiện nhất ở lứa tuổi dưới 3. Bởi sức đề kháng và miễn dịch của trẻ yếu hơn người lớn. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh tay chân miệng ở người lớn vẫn chiếm khoảng 1%.

Bệnh tay chân miệng ở người lớn

Theo báo cáo của Trung tâm Y tế Dự phòng TP. Đà Nẵng, số lượng người mắc bệnh tay chân miệng trên địa bàn địa phương đã tăng gần gấp 2 so với cùng kỳ năm trước. Trung bình mỗi tuần có 40 – 48 ca mắc tay chân miệng. Từ đầu năm đến nay có 1.098 ca (trong khi cùng kỳ năm 2014 chỉ có 568 ca).

Nguyên nhân khiến trẻ bị bệnh tay chân miệng là do virus viêm da

Khi mắc bệnh, trẻ thường có những triệu chứng như nổi những nốt hồng ban bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, trong miệng, đầu gối, mông, hay nổi rải rác ở những vị trí khác trên cơ thể. Vì vậy nên rất dễ nhầm lẫn bệnh tay chân miệng với vài bệnh khác như dị ứng da, nhiễm trùng da… Thực tế bệnh không hề liên quan đến virus gây viêm da. Bệnh do Enterovirus (nhóm virus đường ruột) gây ra, thường gặp nhất là chủng virus Coxsackie A16.

Trẻ chỉ mắc bệnh tay chân miệng một lần duy nhất

Một số sai lầm khi điều trị bệnh tay chân miệng cho trẻ em

Nhiều người cho rằng, khi trẻ đã bị bệnh thì sẽ không thể mắc lại. Tuy nhiên, người từng bị tay chân miệng vẫn có khả năng mắc lại. Nguyên nhân là do có nhiều chủng siêu vi gây ra bệnh này. Thường gặp nhất là chủng virus Coxsackie A16. Bên cạnh đó còn có Coxsackie nhóm A khác (A5, A7, A9, A10) hoặc Coxsackie nhóm B (B2, B5 và EV-17).

Bệnh có thể tự chữa khỏi tại nhà

Phần lớn các trường hợp mắc bệnh tay chân miệng không cần vào viện. Do triệu chứng bệnh nhẹ sẽ hết trong vòng 7 – 10 ngày mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ xuất hiện triệu chứng bệnh tay chân miệng nhưng chưa biết chắc chắn. Cha mẹ có thể đưa bé đi khám để được hướng dẫn chăm sóc và điều trị đúng cách. Nếu bé bị co giật, đi loạng choạng, nôn ói liên tục, sốt cao, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay lập tức ở các cơ sở y tế gần nhất. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Trẻ có thể phát bệnh ngay khi nhiễm virus bệnh tay chân miệng

Mọi người đều có thể nhiễm virus nhưng không phải tất cả người nhiễm đều phát bệnh. Tuy nhiên trẻ nhỏ sẽ dễ bị phát bệnh hơn người lớn vì sức đề kháng của trẻ kém.

Tay chân miệng là bệnh thường rất hay gặp ở trẻ em. Mặc dù bệnh rất đơn giản và dễ dàng điều trị khỏi nhưng không được chủ quan, lơ là. Những nhận định sai lầm của cha mẹ về bệnh tay chân miệng sẽ khiến bệnh của bé trầm trọng hơn.

Nguồn: kenhsuckhoe.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài đặc sắc