Ngành mía đường Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua, tình hình giá của mía tăng nhưng ngược lại năng suất mía giảm. Bên cạnh đó ngành mía đường Thái Lan được bao cấp nên giá thành đường nhập khẩu từ Thái Lan về Việt Nam rất thấp, giá thành đường do các nhà máy trong nước sản xuất không thể cạnh tranh được, kể cả giá mía đường từ địa phương thấp.
Hằng năm giá mía bấp bênh khiến vùng nguyên liệu giảm mạnh, diện tích mía cả nước trồng từ 300.000 ha đến nay chỉ còn dưới 160.000 ha. Tổng số nhà máy đường tăng từ 41 nhà máy đến nay chỉ còn 29 nhà máy đang hoạt động. Tuy nhiên do nguyên liệu thiếu trầm trọng nên chỉ đáp ứng được 50% sản lượng sản xuất nhà máy. Từ sản lượng đường trong nước hàng năm hơn 2 triệu tấn / năm đến nay chưa đến 1 triệu tấn.
Niềm vui không trọn vẹn
Sau 4 vụ liên tiếp xuống thấp, năm nay giá mía ở tỉnh Trà Vinh có dấu hiệu tăng. Gía mía đã nhích lên 1.000 đồng/kg tại ruộng. Tuy nhiên niềm vui của nông dân Trà Vinh cũng không trọn vẹn. Có lẻ bởi vì mía nguyên liệu chất lượng kém, năng suất thấp nên lãi cũng thấp. Dù giá đang ở mức cao nhưng không khí thu hoạch mía ở Trà Vinh vẫn trầm lắng. Ở tại mỗi rẫy mía chỉ có vài nhân công thu hoạch.
Ít người làm không phải giá thuê thấp, nguyên nhân là lao động của địa phương đã đi làm ăn ở địa phương khác. Một người ở xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú vừa thu hoạch xong hơn 1 ha mía. Với giá công thu hoạch cao, nhưng năng suất mía chỉ đạt hơn 80 tấn/ha nên lãi chừng 20 triệu đồng.
“Năm nay giá mía tăng nên bán được 1.000 đồng/kg. Vụ mía vừa qua bán được 8 triệu đồng/công, sau khi trừ chi phí còn lãi 2 triệu đồng/công”. Nhiều năm liên tục giá mía ở Trà Vinh luôn ở mức thấp hơn giá thành sản xuất. Nhiều nông dân đã chuyển dần sang đối tượng sản xuất khác và diện tích cứ giảm dần theo từng năm. Hiện địa phương chỉ còn khoảng 1.000 ha, chủ yếu là mía lưu gốc nên năng suất thấp. Tương đương bình quân chỉ đạt 70-80 tấn/ha, tức thấp hơn 1/3 so với trước đây.
Sự chênh lệch nguồn cung và nguồn cấp
Giá nhân công trồng, tỉa lá và thu hoạch mía đã tăng lên mức từ 230.000 – 260.000 đồng/ngày. Nên nông dân trồng mía lãi không đáng kể dù được thu mua với giá 1.000đồng/kg tại ruộng. Với việc tăng gần 300 đồng/kg so với năm ngoái. Việc khan hiếm nhân công một phần là đẩy giá thuê tăng cao. Ngoài ra, người trồng mía giảm lợi nhuận còn gây khó khăn cho nhà máy đường. Chính vì vậy lượng mía đưa về mỗi ngày không đáp ứng được công suất hoạt động. Công suất của Nhà máy đường Trà Vinh là 3.000 tấn mía/ngày. Nhưng mỗi ngày trên địa bàn chỉ thu được hơn 1.000 tấn mía nguyên liệu. Và phải thỏa thuận đưa về từ nơi khác 1.000 tấn/ngày mới đảm bảo cho nhà máy hoạt động.
“Chính vụ thu hoạch nhưng do là thiếu nhân công, thiếu phương tiện vận chuyển. Chính vì vậy nên lượng mía thu mua chỉ đáp ứng được 1.000 -1.100 tấn/ngày. Hiệu quả sản xuất không đạt nên Công ty đã thống nhất với công ty mía đường Sóc Trăng. Đảm bảo khi thời gian nhà máy ở Trà Vinh sản xuất thì nhà máy Sóc Trăng phải tạm dừng. Vấn đề này để đưa mía từ Sóc Trăng về hỗ trợ cho Trà Vinh. Giá mía là 1 triệu đồng/tấn tại ruộng và có thể sẽ cao hơn.
Cạnh tranh mua mía và vùng nguyên liệu
Khi áp thuế phòng vệ thương mại cho đường Thái Lan, nhu cầu sản xuất trong nước tăng lên. Làm nhu cầu nguyên liệu tăng lên dẫn đến việc thiếu nguyên liệu và doanh nghiệp phải tranh mua nguyên liệu. Tình trạng người dân thu hoạch mía đã ký hợp đồng liên kết với nhà máy để bán cho thương lái.
Câu chuyện về vùng nguyên liệu chuyên canh, áp dụng khoa học kỹ thuật được đề cập. Lâu nay là vấn đề chưa giải quyết được nên thực tế là cây mía nguyên liệu của nước ta năng suất, hiệu suất thu hồi đường thấp. Chất lượng còn kém so với nhiều nước trên thế giới dẫn tới giá thành đường cao, khả năng cạnh tranh thấp.
Năm nay, giá mía tăng cao nhưng nông dân cũng chỉ thu lãi trên 20 triệu đồng/ha, quá thấp so với đối tượng sản xuất khác. Vì thế diện tích mía của Trà Vinh chắc chắn sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới, khiến hàng ngàn hộ dân sẽ tiếp tục gặp khó, một khi hạ tầng chưa đáp ứng được điều kiện chuyển đổi. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã bàn sâu về tái cơ cấu nông nghiệp, trong đó có vấn đề mía đường, làm thế nào để tăng hiệu quả. Vấn đề khoa học công nghệ, các viện, trường, đặc biệt là viện nghiên cứu mía đường trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tích cực trong vấn đề giống mía, cải thiện chất lượng giống mía.
Nguồn: Kinhtethitruong.vn