Nghệ sĩ châu Á tại lễ trao giải Oscar

Nghệ sĩ châu Á nổi bật trong cuộc đua Oscar 2021

Điện ảnh Giải Trí
Mất:7 phút, 22 giây để đọc

Giải thưởng Oscar một giải thưởng quốc tế tên tuổi và được tổ chức hàng năm để tôn vinh những tác phẩm điện ảnh xuất sắc của năm. Đồng thời giải thưởng cũng tôn vinh những diễn viên, người làm phim có đóng góp to lớn vào nền điện ảnh. Năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giải Oscar đã bị trì hoãn nhiều lần. Đến nay ban tổ chức dự kiến sẽ tổ chức công bố và trao giải vào ngày 25/4. Địa điểm diễn ra là ở Nhà hát Dolby ở Hollywood, Los Angeles, California. Theo ban tổ chức năm nay có 6 địa diện nghệ sĩ châu Á nổi bật góp mặt trong giải thưởng lớn này.

Trong khi hầu hết các hạng mục trong giải Oscar được các nghệ sĩ Hollywood ẵm trọn. Thì năm nay những tác phẩm của các nghệ sĩ châu Á đang rất được kỳ vọng. Cũng không có gì đáng ngạc nhiên bởi kỹ thuật làm phim của Hollywood đã ở cái tầm bậc nhất của thế giới. Tuy nhiên khu vực châu Á cũng đang nỗ lực phát triển không hề kém cạnh. Rất nhiều các nghệ sĩ châu Á đã cố gắng học hỏi và có nhiều cống hiến nổi bật. Không có gì đáng ngạc nhiên khi Chloé Zhao, Lee Isaac Chung,… và một vài cái tên khác lọt vào danh sách nghệ sĩ châu Á nổi bật trong cuộc đua giải Oscar 2021. Thông tin cụ thể hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau.

Nghệ sĩ châu Á Lee Isaac Chung

Đạo diễn người Mỹ gốc Hàn Lee Isaac Chung được đề cử với Minari, tác phẩm thứ tư trong sự nghiệp. Bộ phim kể về những khó khăn của một gia đình Hàn kiều trước cuộc sống nhập cư ở Mỹ. Chuyện phim bắt đầu khi gia đình bốn người của Jacob chuyển từ thành phố California đến vùng quê vắng vẻ Arkansas để xây dựng cuộc sống mới. Tại đây, họ gặp nhiều trở ngại về kinh tế, xung đột văn hóa lẫn rào cản ngôn ngữ.

Đạo diễn người Mỹ gốc Hàn Lee Isaac Chung được đề cử giải Oscar

Minari mang dáng dấp của một tác phẩm bán tự truyện. Phần lớn nội dung dựa trên những ký ức tuổi thơ của Lee Isaac Chung. Khi gia đình anh cũng là người Hàn nhập cư tại Mỹ. Nội dung kịch bản được viết hoàn toàn bằng tiếng Anh nhưng có đến 70% lời thoại là tiếng Hàn. Thông qua câu chuyện, đạo diễn họ Lee muốn nhấn mạnh ý nghĩa tình cảm gia đình. Đồng thời khơi gợi ký ức về một thời khó khăn của người Hàn trên đất Mỹ.

Chloé Zhao

Nữ đạo diễn người Trung Quốc Chloé Zhao hiện là ứng viên sáng giá cho hạng mục “Đạo diễn xuất sắc” với Nomadland. Bộ phim kể về Fern (Frances McDormand). Một phụ nữ gần như trắng tay ở tuổi 60. Bà mất việc, mất chồng, không có nhà để ở. Phải bán hết tài sản để sống lang thang khắp nơi trên một chiếc xe tải. Thông qua hành trình xuyên Mỹ của Fern, Chloé Zhao khéo léo gửi gắm thông điệp về nhân sinh. Cô nhắn nhủ mọi người trân trọng thời gian, sống thanh thản và tìm cách vượt qua mất mát.

Chloé Zhao được giới phê bình đánh giá cao qua hai bộ phim độc lập Song My Brothers Taught Me (2015) và The Rider (2017). Cả hai đều nhận được đề cử tại giải Tinh thần độc lập (Independent Spirit Award). Với tác phẩm thứ ba Nomadland, cô trở thành phụ nữ đầu tiên nhận được bốn đề cử trong cùng một năm tại giải Oscar. Với các hạng mục: Đạo diễn, Biên tập, Phim hay nhất và Kịch bản chuyển thể xuất sắc. Chloé Zhao cũng lập kỷ lục khi trở thành phụ nữ châu Á. Và da màu đầu tiên được đề cử hạng mục Đạo diễn.

Tăng Quốc Cường (Derek Tsang)

Em của thời niên thiếu (Better Days) của đạo diễn Hong Kong Tăng Quốc Cường. Là đại diện duy nhất của châu Á tại hạng mục “Phim quốc tế xuất sắc”. Bộ phim khéo léo lồng ghép chủ đề bạo lực học đường vào một câu chuyện tình yêu nhiều nước mắt. Kịch bản được chuyển thể từ tiểu thuyết của Cửu Nguyệt Hi. Kể về chuyện tình giữa Trần Niệm (Châu Đông Vũ) và Tiểu Bắc (Dịch Dương Thiên Tỉ). Khi còn là một nữ sinh cấp 3, Trần Niệm vô tình gặp Tiểu Bắc khi anh bị một đám côn đồ đánh đập. Cả hai dần nảy sinh tình cảm bởi bản thân Trần Niệm cũng là một nữ sinh bị bắt nạt ở trường học.

Trước khi ngồi ghế đạo diễn, Tăng Quốc Cường là một diễn viên. Nổi tiếng khi là con trai của nghệ sĩ gạo cội Tăng Chí Vỹ. Thành công của Em của thời niên thiếu mang lại danh tiếng quốc tế cho anh. Lẫn vinh dự cho điện ảnh Hong Kong. Đây là bộ phim thứ ba của Hong Kong lọt vào danh sách đề cử chính thức của Oscar. Sau Bá Vương Biệt Cơ (1993) và Đèn lồng đỏ treo cao (1992). Tăng Quốc Cường cũng lập thành tích khi là đạo diễn đầu tiên sinh ra ở Hong Kong nhận đề cử Oscar.

Youn Yuh Jung

Nữ diễn viên 73 tuổi Youn Yuh Jung nhận được đề cử với vai bà ngoại trong Minari. Nếu Steven Yeun lôi kéo khán giả bằng sự tự nhiên, Youn Yuh Jung mang nhiều cảm xúc cho khán giả. Bà ngoại Soon Ja xuất hiện sau nửa tiếng đầu phim, được kể lại qua góc nhìn của cậu cháu trai David (Alan Kim). Nhân vật mang đến những xung đột văn hóa thú vị để nhấn mạnh tình cảm bà cháu. Hình ảnh người bà cũng gắn liền nhiều ký ức của người Hàn kiều với quê hương. Đó là những chi tiết nhỏ như túi bột ớt, ca khúc tiếng Hàn hay mầm non minari mà bà gieo xuống mảnh đất xa lạ.

Nữ diễn viên 73 tuổi Youn Yuh Jung

Ở Hàn Quốc, Youn Yuh Jung thuộc lứa diễn viên gạo cội. Bà nổi tiếng từ bộ phim Fire Woman (1971) của đạo diễn Kim Ki Young. Tính đến nay, bà đã xuất hiện trong hàng chục tác phẩm điện ảnh lẫn truyền hình lớn nhỏ. Với vai diễn trong Minari, Youn là nữ diễn viên Hàn Quốc đầu tiên được đề cử Oscar.

Riz Ahmed

Riz Ahmed là một trong hai diễn viên gốc Á được đề cử ở hạng mục nam chính. Bên cạnh Youn Yuh-Jung. Anh được giới phê bình đánh giá cao qua vai diễn rocker bị điếc trong Sound Of Metal. Chuyện phim bắt đầu khi Ruben (Riz Ahmed) phát hiện mình bị mất dần khả năng thính giác. Anh phải bỏ ban nhạc lập cùng bạn gái lẫn cuộc sống phiêu bạt trên xe RV để tập làm một người điếc. Diễn xuất của Riz Ahmed mang lại nhiều cảm xúc cho bộ phim. Giúp khán giả cảm nhận được nỗi đau khi cuộc sống không còn âm thanh.

Riz Ahmed là diễn viên người Anh gốc Pakistan, từng tham gia nhiều dự án phim độc lập. Anh gây được chú ý qua các vai phụ trong Nightcrawler (2014). Sau đó là các phim thương mại như Jason Bourne (2016), Rogue One (2016) và Venom (2018). Đặc biệt, vai diễn trong series The Night Of giúp anh trở thành nam diễn viên châu Á đầu tiên thắng giải Emmy.

Steven Yeun

Vai diễn người bố Jacob trong Minari mang lại cho Steven Yeun đề cử Oscar đầu tiên ở hạng mục nam chính. Nam diễn viên lấy thiện cảm từ khán giả bằng lối diễn xuất nhẹ nhàng, tự nhiên. Nhân vật Jacob đại diện cho giấc mơ Mỹ của người Hàn, là trọng tâm của bộ phim. Anh muốn biến mảnh đất trống trải cằn cỗi ở Arkansas trở thành một khu vườn rộng lớn, cung cấp lương thực cho người Hàn kiều. Tuy nhiên, ước muốn của Jacob gặp nhiều khó khăn khi thiếu nước, tiền nợ ngân hàng chồng chất, lẫn sự hoài nghi của người vợ.

Trước đây, Steven Yeun nổi tiếng ở Mỹ qua vai diễn Glenn Rhee trong series The Walking Dead. Song, anh chỉ được giới phê bình đánh giá cao khi tham gia các dự án của các đạo diễn Hàn Quốc như Okja (2017) của Bong Joon Ho và Burning (2018) của Lee Chang Dong. Sự nghiệp của Yeun rộng mở sau thành công của Minari. Gần đây, anh được nhắm đến cho vai chính trong dự án mới của đạo diễn Jordan Peele (Get Out).

Nguồn: VnExpress.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài đặc sắc