Có thể nói buồn nôn-kéo theo nôn hoặc không nôn là một trong những triệu chứng vô cùng nguy hiểm vì có thể kéo theo những bệnh lý tiềm tàng. Buồn nôn có thể mắc gặp ở mọi thời điểm. Buồn nôn là những cảm giác có thể kể đến như là khó chịu bụng hay dạ dày khiến ta ta muốn nôn ra ngoài. Nguyên nhân gây ra buồn nôn có thể kể đến như là viêm dạ dày, ruột, trúng thực, ăn khó tiêu hóa,…. Hay thậm chí do ta hoạt động quá sức. Có rất nhiều cách để giải quyết việc buồn nôn, và thuốc Nam là một trong số đó. Sau đây thanhnien365 sẽ giới thiệu cho các bạn một số bài thuốc trị chứng buồn nôn.
Nguyên nhân gây ra buồn nôn, ói
Khi ngộ độc thức ăn, nôn ói và kiết lỵ xảy ra đồng thời. Sau khi chất độc trong cơ thể bài tiết ra ngoài, tự nhiên sẽ khỏi bệnh.
Trong cơ quan tiêu hóa có sự cản trở thức ăn đi qua, thức ăn trong dạ dày phải nôn ra. Khi đau bụng và nôn ói lặp đi lặp lại, có thể bị tắc ruột, không thể bỏ mặc mà không xử lý. Ngoài ra, bệnh ung thư cũng có những triệu chứng tương tự, cần sớm chữa trị.
Những bệnh có thể gây buồn nôn, nôn ói
Tình trạng có đau bụng
Ngộ độc thức ăn: Đột nhiên đau nhức toàn thân, xảy ra triệu chứng lạnh. Đau đầu, đau bụng, tiêu chảy…
Viêm ruột cấp tính: Vùng bụng đau nhiều do co thắt, kế đến phát sốt, tiêu chảy, nôn ói; cảm thấy dạ dày bất ổn, sau bữa ăn thức ăn kèm dịch nôn ra.
Viêm gan: Sau khi sốt, xảy ra chán ăn và cảm giác mỏi mệt, kế đến đau âm ỉ vùng bụng trên phải, cảm giác muốn nôn.
Viêm phúc mạc cấp tính: Bụng trướng, đau bụng dữ dội, nôn ói. Lạnh người, vã mồ hôi, tụt huyết áp, thậm chí bị sốc.
Viêm ruột thừa: Cảm thấy buồn nôn, thường đau khắp bụng, nhất là vùng dưới phải.
Viêm tụy cấp tính: Bệnh phát do cuồng ăn hoặc quá mỏi mệt. Đột nhiên đau vùng bụng trên trái, kè nôn ói, kiết lỵ…
Viêm loét dạ dày, tá tràng: Bệnh xảy ra sau bữa ăn 2 – 3 giờ và khoảng 6 – 7 giờ. Xảy ra triệu chứng đau bụng trên; buồn nôn, dạ dày bất ổn.
Bệnh liên quan đến sỏi
Sỏi mật: Đau bụng trên, vùng lưng và vai phải.
Tắc ruột hoặc xoắn ruột: Đau dữ dội kéo dài, có tiếng óc ách trong ruột, bụng càng ngày càng to.
Sỏi đường tiết niệu: Đau dữ dội vùng bụng dưới và sau lưng, đi tiểu ra máu.
Tình trạng có đau đầu
Thiên đầu thống (đau nửa đầu): Chóa mắt, đau nửa đầu từng cơn. Không lâu sau bắt đầu buồn nôn, ói.
Xuất huyết não: Đột nhiên bất ổn, đau đầu, buồn nôn, thậm chí nói năng không rõ ràng. Tay chân một bên tê dại không thể cử động.
Xuất huyết mạng nhện dưới sọ: Đột nhiên xảy ra đau đầu dữ dội, co thắt, hôn mê, nôn ói…
Glaucoma: Đau mắt một bên, nhìn bóng đèn hình như phủ lên một lớp sương. Vùng đầu đau nhiều, nôn ói.
Tình trạng choáng váng
Chứng Meniere: Ù tai kèm hoa mắt, thính lực giảm dần. Chỉ cần cử động, tình trạng choáng váng trở nên nghiêm trọng, buồn nôn.
Những bài bài thuốc hay
Nước gừng tinh luyện
Khi triệu chứng buồn nôn kéo dài không dứt, dùng nước gừng tinh luyện sẽ có hiệu quả.
Cách làm: Gừng tươi 10g, nước 400 ml, mật ong vừa đủ. Gừng tươi gọt vỏ, cho vào chảo rang với lửa nhỏ 3 phút; hoặc đem phơi khô. Gừng tươi làm khô đem bào nhuyễn, giã nhuyễn, cho vào nồi, thêm nước, đun còn một nửa, để nguội. Mỗi lần dùng 2 muỗng nhỏ, nếu khó uống cho thêm mật ong.
Nước cốt gừng loãng cũng rất hiệu quả. Gừng tươi sau khi giã nhuyễn, bọc trong vải vắt lấy nước uống. Một muỗng lớn nước gừng pha với 1 ly nước nguội.
Nước sắc xí muội khô
Xí muội khô có tác dụng diệt khuẩn, chống lại nguồn bệnh từ vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis, Staphylococcus, Pseudomonas aeruginosa. Có tác dụng điều chỉnh đường ruột mạnh, cho nên đối với kiết lỵ, chán ăn, ngộ độc thức ăn, ngộ độc thuốc và nôn ói do vi khuẩn… dùng xí muội có hiệu quả tốt.
Trà bạc hà
Pha trà bạc hà bằng cách cho 1/2-1 thìa cà phê lá bạc hà khô vào nước nóng. Hoặc bạn có thể mua trà dạng gói có bán ở các cửa hàng. Cho thêm chanh và/hoặc mật ong để tăng hương vị. Trà bạc hà “tương đối an toàn” đối với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Nên nhớ luôn hỏi ý kiến bác sĩ sản khoa và chỉ nên uống 1-2 cốc mỗi ngày.
Trà hạt thìa là
Cách chuẩn bị trà hạt thìa là có hơi khác một chút. Cho 1/2-1 thìa cà phê hạt thìa là vào 180-240 ml nước lạnh trong nồi. Từ từ đun nóng, đồng thời khuấy đều. Đun sôi khoảng 5 phút. Sau đó, đổ trà qua dụng cụ lọc và chờ trà nguội. Cho thêm chanh và/hoặc mật ong để tăng mùi vị.
Trà hoa cúc La Mã
Trà hoa cúc từ lâu đã được dùng để chữa buồn nôn và đau bụng. Bạn có thể tìm mua trà hoa cúc ở hầu hết các cửa hàng. Trà hoa cúc an toàn cho trẻ nhỏ nhưng nên pha loãng hơn. Phụ nữ mang thai không được uống trà hoa cúc vì trà có chứa các phytoestrogen (estrogen từ thực vật).
Dùng nước muối gây nôn
Tùy tình trạng khác nhau, có lúc buồn nôn nhưng nôn không ra, không nên cố cầm nôn, cho nôn ra tự nhiên sẽ tốt hơn. Dạ dày nhét quá đầy thức ăn gây khó chịu, sau khi cho nôn, sẽ có cảm giác thoải mái.
Ngộ độc thức ăn cũng có tình trạng tương tự: Nhằm không cho chất độc đưa đến ruột, cơ thể sẽ phát sinh phản ứng tự nhiên gây buồn nôn. Uống nước muối có tác dụng gây nôn, các chất độc lập tức được nôn ra. Muối còn có tác dụng tiêu viêm, sát khuẩn, dự phòng nhiễm khuẩn.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn