Nhạc Trịnh phối Rap vừa được tổ chức tại đại học Văn Lang. Chương trình được hưởng ứng bởi hơn ngàn sinh viên của trường. Mọi người đều cầm trên tay những chiếc đèn flash đẹp mắt. Hà Lê thì đọc rạp và nhảy hiphop một cách nhiệt tình. Ban đầu, nhiều người còn nghĩ rằng nhạc Trịnh sao lại đem đi phối Rap? Thế nhưng tới khi nghe mới thấy được, điều đó không làm cho nhạc Trịnh mất đi cái hay, ý nghĩa của mình. Thậm chí đại diện gia đình cố nhạc sĩ còn cảm thấy xúc động. Tới khi chương trình kết thúc, khán phòng vẫn đầy ắp khán giả.
Nhạc Trịnh chẳng là của riêng ai
Nhạc Trịnh, nghe thì cứ nghe thôi. Không cần phải đắn đo suy tính mình bao nhiêu tuổi, mình là ai hay mình đang làm công việc gì… Bởi Trịnh, là dành cho tất cả.
Có những người, họ yêu một điều gì đó bởi vì họ thích, họ mến. Nhưng cũng có những người, không phải vì thích. Mà là do gắn bó quá lâu nên trở thành thân thuộc. Rồi yêu từ bao giờ chẳng hay. Như chuyện mê nhạc Trịnh cũng thế. Có thể, mới nghe lần đầu, người ta sẽ cảm thấy dòng nhạc này có những bài sao quá buồn thương, bi lụy. Nhưng nếu cứ gắn bó với nó, lâu dần sẽ trở thành một thứ gì đó khiến họ say. Và họ mê đắm, từ chính những bài hát buồn da diết ấy.
Có những tối mùa hè bỗng trời lạnh lạnh. Tiếng guitar thánh thót rơi trong không gian tĩnh mịch. Hòa cùng vào gió cho người ta cảm giác của sự hòa đồng, thấm lặng. Hay những đêm khó ngủ, mở những bản nhạc Trịnh không lời với tiếng đàn saxophone phiêu lãng. Cảm giác thư thái đến tận cùng. Rồi những khi tâm tư gợn sóng, nghe một bản nhạc Trịnh. Lòng bỗng nhớ quay quắt một điều gì đấy, một người nào đấy… Man mác, xa xăm. Tiếng hát Khánh Ly, nét nhạc Trịnh Công Sơn. Những giai điệu đầy chân cảm ấy, chưa bao giờ thôi làm người ta say đắm.
Nhạc Trịnh phối Rap
Xuất hiện đầu đêm nhạc, Hà Lê diện “cây” đen với mũ nồi, vest cách điệu. Đây là trang phục quen thuộc của anh. Rapper khuấy động không khí với Huế Sài Gòn Hà Nội. Vốn là nhạc phẩm phản chiến nổi tiếng của Trịnh Công Sơn. Bên dưới khán đài, khán giả vỗ tay từng nhịp hưởng ứng tiết mục.
Ở tiết mục Ở trọ – nằm trong dự án Trịnh Contemporary từng ra mắt năm 2018 của Hà Lê. Anh chuyển sang phong cách hiphop đặc trưng. Trên nền nhạc mang âm hưởng R&B. Âm nhạc quen thuộc nhưng được khoác lớp áo mới. Bằng phong cách sôi động, vui tươi, Hà Lê gằn giọng ở một số đoạn, ngẫu hứng “phiêu” ở các quãng cao. Giữa tiết mục, anh ngâm nga bằng lời rap tự viết: “Ở trọ – ai cũng được một đời rong chơi/ Ở trọ – nói những tiếng ái ân bên người/ Ở trọ – ai cũng đã có vài lần đúng sai/ Ở trọ – mai đây ai đi về nơi xa”.
Nhạc Trịnh luôn còn đó những ý nghĩa
Khi Hà Lê xuống dưới sân khấu, khán giả bật đèn flash, vẫy theo từng nhịp câu hát, hòa giọng. Họ gọi vang tên nhạc sĩ khi rapper hô: “Everybody says Trịnh Công Sơn”. Hằng Nguyễn, sinh viên năm ba Đại học Văn Lang, nói cô vốn không biết đến Hà Lê trước đó. “Tôi nghe nhạc Trịnh từ nhỏ qua giọng hát Khánh Ly, Hồng Nhung. Với lối thể nghiệm của Hà Lê, tôi vẫn đón nhận được vì đúng chất ‘đương đại’, phá cách nhưng giữ được cảm xúc nguyên bản”, cô nói.
Hà Lê cho biết theo đuổi nhạc Trịnh suốt ba năm qua, anh như được “ban phước”. Ngoài việc tên tuổi đến gần khán giả hơn, anh lĩnh ngộ được ở ca từ nhạc Trịnh những bài học nhân sinh. Chẳng hạn, với bài Ở trọ, anh thấm thía lời nhạc sĩ khi cho rằng cuộc đời chẳng qua chỉ là một chốn tạm, điều quan trọng là những ngày còn sống có ý nghĩa ra sao. Dù hành trình làm mới nhạc Trịnh còn gây tranh cãi, anh có thêm động lực nhờ được em gái Trịnh Công Sơn – ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh – ủng hộ, mời tham gia các đêm nhạc tưởng niệm.
Sự say mê đối với nhạc Trịnh
Các ca sĩ khác trong chương trình nhạc Trịnh phối Rap nỗ lực đem nhạc đến gần giới trẻ. Hoàng Trang, Nguyễn Đông trình bày hai ca khúc trong album Da Vàng – dòng nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn: Dựng lại người, dựng lại nhà và Ta thấy gì đêm nay. Theo đuổi lối hát bạch thanh trên nền guitar mộc, Hoàng Trang khiến khán giả vỗ tay theo từng nhịp. Giọng ca sinh năm 1997 cho biết không ngạc nhiên khi thấy nhiều người trẻ vẫn say mê nhạc Trịnh. Cô nói: “Tôi không nghĩ có một biên giới nào trong việc cảm thụ nhạc Trịnh. Tôi từng chứng kiến nhiều quán cà phê Trịnh rất đông khán giả là thanh niên. Có lẽ, cũng như tôi, họ tìm đến các ca khúc của Trịnh Công Sơn vì muốn tìm một nốt trầm, điểm lắng để sống chậm hơn”.
Khán giả reo hò khi nghệ sĩ An Trần (con gái Trần Mạnh Tuấn) chơi saxophone bài Ngẫu nhiên cùng beatboxer Trần Thái Sơn. Giữa giai điệu ngân vang của tiếng kèn, từng đoạn beat được đệm đều đặn, hợp lý, giúp nhạc phẩm quen thuộc trở nên giàu tiết tấu, đậm tính hiện đại. An Trần cũng kết hợp với cha trong tiết mục song tấu Hạ trắng. Kyo York hát Như cánh vạc bay, Quỳnh Hương với phần lời tiếng Anh do anh viết. Nhóm Lyricist mang đến bài múa đương đại trên nền nhạc Diễm xưa.
Sự phổ biến của nhạc Trịnh
Ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh – đại diện gia đình cố nhạc sĩ – xúc động khi thấy đêm nhạc kết thúc mà sinh viên vẫn ngồi đầy ắp khán phòng. Sau một năm gián đoạn vì Covid-19, vợ chồng chị cùng người thân khởi động lại chuỗi chương trình tưởng niệm Trịnh Công Sơn. Nhiều lần gặp khó khăn về tài chính, họ hạn chế kêu gọi tài trợ vì không muốn đêm nhạc bị thương mại hóa.
Trịnh Vĩnh Trinh hạnh phúc khi sau 20 năm, nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn được phổ biến hơn, ngày càng nhiều ca sĩ trẻ thể hiện nhạc Trịnh, cho thấy di sản đồ sộ mà ông để lại. Chị nói: “Anh Sơn từng dành tâm huyết để ca ngợi tình yêu, hòa bình. Chúng tôi cũng hy vọng những sáng tác ấy trở thành biểu tượng về khát khao hòa bình”.
Chương trình Những sớm mai Việt Nam thuộc chuỗi sự kiện nhớ 20 năm Trịnh Công Sơn qua đời, do gia đình cố nhạc sĩ tổ chức. Chuỗi chương trình tiếp tục diễn ra ngày 17/4 ở Quảng Trị; ngày 24/4 ở Bắc Ninh; ngày 1/ 5 ở Hội An (Quảng Nam); ngày 13/6 ở khu Đại Nội, Huế. Cuối năm, phim điện ảnh Em và Trịnh – kể chuyện tình cố nhạc sĩ với các mỹ nhân – do Phan Gia Nhật Linh đạo diễn, được ra mắt.
Nguồn: Vnexpress.net