Đau bụng

Những bài thuốc trị bệnh đau bụng có thể bạn chưa biết !!!

Bài thuốc hay Sức Khỏe
Mất:5 phút, 45 giây để đọc

Có thể nói rằng đau bụng là triệu chứng rất dễ mắc gặp nhưng không phải lúc nào cũng có thể chẩn đoán đúng để chữa trị. Vì sao?? Vì do ổ bụng có rất nhiều cơ quan,nội tạng khác nhau. Đau bụng có rất nhiều loại như: đau nhói, đau quặn, đau nhẹ và có thể là đau kéo dài,…. Chúng ta phải có kiến thức, kỹ năng phân biệt các cơn đau đó. Từ đó ta có thể tìm ra nguyên nhân đúng đắn nhất cho từng loại triệu chứng để có hướng giải quyết đúng đắn. Có rất nhiều phương thức để trị triệu chứng đau bụng. Một trong số đó là các bài thuốc Nam. Sau đây thanhnien365 sẽ giới thiệu cho bạn một số bài thuốc Nam có thể giúp bạn chữa trị triệu chứng đau bụng

Một số bài thuốc nam trị đau bụng

Bài thuốc 1: Trần bì 20g, hậu phác 28, hoắc hương 40g, can khương 16g, nam mộc hương 12g, sa nhân 16g, đại phúc bì 16g, trần bì thái nhỏ sao qua, hậu phác gọt bỏ vỏ sao qua, hoắc hương sao qua, can khương tẩm đồng tiện sao đen, nam mộc hương cạo bỏ vỏ sao qua, sa nhân giã nát, đại phúc bì sao vàng. Các vị sắc với 4 bát nước đun còn 1 bát. Chia uống 2 lần, cách nhau 3 giờ. Trong khi uống, kiêng ăn cơm và uống nước lạnh, chỉ ăn cháo và uống nước ấm.

Trần bì (còn gọi là vỏ quýt)

Với phụ nữ có thai thì bỏ hậu phác, can khương và thêm ngải cứu 20g. Tán bột làm viên. Chữa ăn không ngon, hay ợ chua, đầy bụng, thỉnh thoảng đau ở bụng, có khi đại tiện lỏng.

Bài thuốc 2: Phục long can 200g, hải phiêu tiêu 280g, bột hồng đơn một ít (làm áo). Hai vị tán bột, luyện với hồ tẻ làm viên bằng hạt ngô đồng, dùng hồng đơn làm áo. Mỗi lần uống 10 viên, ngày 3 lần, uống với nước hãm 3 lát gừng. Chữa đau bụng kinh niên.

Bài thuốc 3: Hương phụ tứ chế 400g, ô dược 200g. Hương phụ và ô dược tán bột, luyện với hồ gạo tẻ làm viên bằng hạt ngô, phơi khô, đậy kín dùng dần. Người lớn 15 – 20 viên, uống với nước ấm, trẻ em giảm nửa liều. Ngày uống 3 lần, cách bữa cơm 1 giờ. Chữa đau bụng, đầy bụng. Kiêng kỵ: kiêng ăn tỏi ớt tiêu, thịt mỡ, thịt trâu, hoa quả xanh.

Bài thuốc 4: Hương phụ, riềng liều lượng bằng nhau. Các vị sao giòn, tán bột, luyện với hồ gạo tẻ, làm viên bằng hạt ngô. Người lớn mỗi ngày uống 10 – 15 viên, trẻ em giảm nửa liều. Uống với nước ấm, ngày 2 lần. Chữa đau ở bụng do lạnh.

Những bài thuốc khác

Bài thuốc 5: Phèn chua cho lên chảo gang, nung nóng cho thật khô trắng, tán bột cho vào lọ kín dùng dần. Người lớn ngày uống 8g, trẻ em 4g; hòa vào chén nước đun sôi để ấm, khuấy đều. Ngày 2 lần (sáng tối), uống khi đói. Chữa người lớn, trẻ em bị đau bụng mới phát do thời tiết nóng lạnh bất thường gây nên.

Bài thuốc 6: Nghệ vàng 40g, hương phụ (tẩm muối) 40g, cam thảo nam 20g. Sắc uống ngày 1 thang, uống hằng ngày. Chữa đau bụng, tức bụng, xóc bụng.

Bài thuốc 7: Hương phụ (tứ chế) 80g, cao lương khương 40g, măng tre 20g. Các vị sao giòn, tán bột. Người lớn mỗi lần uống 20g, chiêu với nước nóng, ngày uống 3 lần, cách bữa cơm 1 giờ. Trẻ em tùy tuổi giảm liều. Chữa các chứng đau ở bụng mới phát.

Bài thuốc 8: Vỏ cây sồi 100g cạo bỏ vỏ ngoài, sắc đặc. Mỗi lần uống 30-50ml; uống xong nằm nghỉ 15 phút. Trẻ em tùy tuổi mà giảm liều. Phụ nữ có thai cũng uống được. Chữa đau bụng, đầy bụng, bí đại tiện.

Bài thuốc 9: Lá chanh, lá gai, củ sả, rễ rau ngót, mỗi vị 20g. Sắc lấy nước đặc, ngày uống 1 thang; hoặc tán bột uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 12-15g, uống với nước sôi ấm. Chữa đau bụng đầy hơi.

Lá chanh

Bài thuốc 10: Hoàng nàn 120g, nam mộc hương 40g, thảo quả 20g, cam thảo nam 12g. Hoàng nàn cạo bỏ vỏ ngoài và sạch phấn vàng, ngâm trong nước gạo 3 đêm. Các vị sao vàng, tán bột, luyện với hồ gạo tẻ làm viên bằng hạt đậu xanh. Người lớn ngày uống 10 viên, trẻ em tùy tuổi giảm bớt liều. Chữa đau bụng do hỏa uất hoặc do tiêu chảy.

Chú ý: hoàng nàn có độc, phải do người có chuyên môn (lương dược) bào chế.

Các loại lá cây chữa đau bụng hiệu quả

Lá ổi

Nếu bạn bị đau bụng kèm với đi ngoài hãy áp dụng cách chữa đau bụng bằng mẹo với lá ổi dưới đây cực hiệu quả.

Cách 1: rất đơn giản nhai trực tiếp búp ổi non với vài hạt muối, nam nhai 7, nữ nhai 9 búp ổi nhé.

Cách 2: dùng 20g lá ổi non xao nóng lên rồi cho vào ấm, thêm 500ml nước sắc cùng với 1 củ gừng nướng, 1 vài vỏ quýt. Đun đến khi nước cạn chừng 200ml là dùng được.

Lá trầu không

Đau bụng do khó tiêu, táo bón, lá trầu khôi phục lại mức pH bình thường trong dạ dày: Lá trầu không tươi bạn rửa sạch thêm vài hạt muối rồi nhai trực tiếp có tác dụng giảm cơn đau đi rất nhiều.

Lá trầu không

Tía tô

Vị cay, tính ấm, có tác dụng phát tán phong hàn, giải độc, tiêu tích, hạ khí.

Cách dùng: Dùng cả lá và thân mềm, khoảng 30g, giã nhuyễn, vắt lấy nước uống hoặc đem chưng cách thủy cho nóng lên rồi uống khi còn ấm, giúp tiêu hóa thức ăn và chống dị ứng do thức ăn hiệu quả.

Sử dụng trứng gà và ngải cứu

Do cơ địa một số chị em thường bị đau vùng bụng dưới dữ dội trong kỳ kinh nguyệt. Việc sử dụng thuốc giảm đau nhanh chóng làm dịu cơn đau nhưng lại gây nên nhiều tác dụng phụ không tốt. Kết hợp trứng gà với ngải cứu là cách chữa đau bụng không sử dụng thuốc rất hữu hiệu, đặc biệt là chữa đau bụng kinh cho chị em phụ nữ.

Ngải cứu

Ngải cứu là loại cây có khả năng điều trị đau bụng kinh, vì vậy vào những ngày đau bụng chị em hãy sử dụng trứng gà ta chiên với ngải cứu để ăn không những giúp giảm đau bụng mà còn còn rất bổ dưỡng cho sức khỏe.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài đặc sắc