Các loại rau chữa bệnh vào mùa lạnh

Những thực phẩm thần kỳ giúp bạn phòng ngừa bệnh trong mùa lạnh !!!

Bài thuốc hay Sức Khỏe
Mất:5 phút, 12 giây để đọc

Khi vào những mùa lạnh, đó là các mùa ta sẽ dễ dàng bị mắc bệnh nhất. Có thể kể đến như các bệnh như là ho, cảm, sốt, sổ mũi,…. Thời tiết đột ngột trở lạnh thì sẽ khiến chúng ta không kịp thích ứng nên dễ bị mắc bệnh. Tuy nhiên, song song đó có thể kể đến như là do ăn uống hoặc mặc đồ không đủ ấm dẫn đến bị bệnh. Trong những cách dễ nhất để phòng ngừa cũng như trị những cơn bệnh này có thể kể đến là do ăn uống. Có một số thực phẩm có thể giúp chúng ta làm ấm cơ thể, giải hàn giúp chúng ta phần nào tránh được các bệnh. Sau đây nhũng cùng thanhnien365 điểm qua các thực phẩm đó nhé.

Hẹ

Lá hẹ

Vị hơi chua, cay, tính ấm, không độc. Tác dụng chữa viêm họng, ho, hen, tiêu hoá kém, nhiệt lỵ, trĩ, đau lưng, di mộng tinh, lạnh ngứa dị ứng nỗi mề đay… Hẹ bổ trận tráng dương, rất tốt cho người dương khí hư sợ lạnh sợ gió. Dùng phối hợp rau hẹ non giá đậu xanh gia vị xào ăn, hoặc nấu canh óc heo, món hẹ hủ tiếu, mì xào, ăn sống với nhiều loại rau khác, hẹ đúc trứng, bánh bao nhân hẹ, thịt băm viên hẹ… đều tốt, ngon, bổ.

Củ kiệu

Vị cay tính ấm. Tác dụng thông dương, tán kết, hành khí, giảm đau, bổ trung, an thai, lợi thủy… Chữa chứng ho đàm, ho khan tức ngực khó thở, tiểu gắt, tiểu đục, chứng phụ nữ có khí hư… Củ kiệu là vị thuốc quý cho người dương hư chịu lạnh kém. Kiệu non lấy lá xào hoặc nấu canh; củ kiệu già muối chua ăn kèm thịt mỡ, cá kho, hoặc xé nhỏ làm gỏi thịt gà, làm gỏi ăn.

Tía tô

Vị cay, tính ấm… Tác dụng trị ngoại cảm phong hàn, đầy bụng, nôn, tiêu đờm giảm ho, lý khí an thai… Có thể ăn sống, xay nước, phối hợp rau thơm khác ăn kèm với thịt, cá chấm mắm ăn, hoặc phơi khô sắc uống.

Lá tía tô xanh

Gừng tươi (sinh khương)

Vị cay tính ấm. Tác dụng giải biểu, tán hàn, hành thủy, chống nôn, ôn tỳ phế… Dùng giải cảm nên nấu cháo có gừng tươi, tía tô, hành, ăn nóng; hoặc nấu canh, xào rau củ cho nhiều gừng.

Hành ta

Vị cay, tính ấm. Tác dụng giải biểu, thông dương, hòa tỳ vị, sát trùng, thông kinh, lợi tiểu… Chữa cảm cúm, sổ mũi, nhức đầu, bụng đầy khó tiêu, nhiễm khuẩn đường ruột, bí tiểu tiện trong mùa lạnh… Hành ta cùng tía tô, gừng tươi nấu cháo; hoặc hành xào với thịt, cá, muối chua, ăn sống.

Hành tây

Củ hành tây

Vị cay, tính ấm. Tác dụng giải biểu, kiện tỳ, hòa trung, tiêu thực, sát khuẩn, lợi tiểu tiện… Trị cảm cúm, sổ mũi, nhức đầu, bụng đầy, nhiễm khuẩn đường ruột, bí tiểu, mỡ máu cao, phong thấp nhức mỏi… Hành tây kết hợp thịt, cá, xào, làm gỏi, hầm, luộc hoặc sắc nước uống đều tốt.

Húng quế (húng dổi)

Vị cay tính ấm… Tác dụng kiện tỳ, thông phế, sát khuẩn, an thần, thư cơ, lợi ngũ tạng… Trị cảm lạnh, ho sổ mũi, bụng đầy, viêm đại tràng co thắt, suy nhược, đau đầu khó ngủ, phụ nữ sau sinh ít sữa, viêm mũi dị ứng, ngạt mũi. Húng quế ăn sống hoặc phối hợp rau thơm khác quấn thịt cá chấm mắm ăn; toàn cây phơi khô sắc uống.

Kinh giới

Vị cay, thơm tính ấm. Tác dụng giải biểu khu phong trừ thấp, cầm huyết, giải độc… Chữa cảm phong hàn sợ lạnh, sốt nhức đầu nghẹt mũi, ho, mẩn ngứa, ban sởi, mụn nhọt, xuất huyết trong mùa lạnh… Có thể ăn sống, phối hợp rau thơm khác quấn thịt cá ăn, hoặc sắc uống, đều tốt.

Cây kinh giới

Rau mùi (ngò rí)

Vị cay, tính ôn, không độc. Tác dụng giải biểu thăng dương, trừ tà khí, long đàm, phấn chấn thần kinh, mạnh sinh lý, tăng trí nhớ… Trị cảm cúm, cảm lạnh, đau đầu, sổ mũi, nghẹt mũi trong trong mùa lạnh … Rau mùi ăn sống, ăn lẩu, luộc, nấu canh, quấn thịt cá ăn, sắc uống đều tốt.

Cải canh (cải xanh)

Vị cay, tính ấm. Tác dụng thông khí trừ đờm, ấm tỳ vị, lợi tiêu hoá. Trị ngoại cảm ho nhiều đờm, suyễn thở, bụng đầy đau, nôn mửa do mùa lạnh… Cải canh nấu với cá, thịt, gừng, tiêu nấu canh, hoặc xào, ăn sống, sắc nước sắc uống đều tốt.

Đậu Hà Lan

Đậu Hà Lan có chứa ít calo và nhiều vitamin C và K. Thay vì giữ chúng trong tủ lạnh sẽ bị mất chất, bạn nên chế biến ngay sau khi mua chúng bằng việc nấu chè, ninh với thịt hoặc các món xào kết hợp.

Hạt đậu Hà Lan vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ tỳ vị, lợi tiểu tiện, chỉ tả lỵ, tiêu ung độc…thường được dùng chữa các chứng  ăn uống khó tiêu, tăng huyết áp, tiểu đường…

Bông Atiso

Những bông Atiso tươi tự nhiên giàu chất xơ, vitamin C và chứa nhiều diệp lục; thiết yếu cho sản xuất các tế bào mới.

Bên cạnh đó, Atisô có tác dụng bổ gan, lọc máu, bổ tim, chống độc, lợi tiểu. Rễ Atiso có tác  dụng lợi tiểu, được dùng trong trường hợp thấp khớp,  thống phong, vàng da…có giá trị dinh dưỡng cao.

Hạt dẻ

Hạt dẻ luôn là một món ăn vặt yêu thích chỉ có trong mùa đông. Nó là nguồn cung cấp vitamin C, tinh bột, protein,  lipit, các vitamin B1, B2, C, PP và các khoáng chất Ca, P, Fe.

Hạt dẻ

Hạt dẻ có tác dụng dưỡng vị, bổ thận, diệt trùng, tiêu tích, nhuận đờm, trừ ho. Có thể dùng để chữa đau dạ dày, trĩ, thổ huyết hoặc trừ giun sán. Hạt dẻ có thể ăn sống, ăn chín (luộc, rang, nướng…)  chế biến thành bột hạt dẻ để làm bánh, nấu cháo, nấu chè.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài đặc sắc