Tín dụng, chứng khoán đã không còn quá xa lạ với mọi người. Trước thời kì kinh tế có nhiều biến chuyển, việc người dân tiếp cận với những lĩnh vực này ngày càng phổ biến. Cùng với sự tham gia của nhiều công ty lớn, góp phần thúc đẩy một thị trường năng động, nâng cao tính cạnh tranh. Dịch bệnh Covid-19 tác động không nhỏ vào các lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó có chứng khoán. Vì thế việc thúc đẩy đầu tư để hồi phục nền kinh tế là rất cần thiết lúc này. Mong rằng bài viết của thanhnien365 dưới đây sẽ mang đến những thông tin hữu ích.
Tín dụng cho chứng khoán đang ở mức nào?
Trên thực tế, tín dụng cho chứng khoán chủ yếu được thực hiện qua hai kênh. Ngân hàng tài trợ cho công ty chứng khoán để cho vay margin. Ngân hàng tài trợ trực tiếp cho nhà đầu tư. Theo thống kê từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tín dụng dành cho chứng khoán qua đang ở cực kỳ thấp. Đối với kênh ngân hàng tài trợ cho công ty chứng khoán để cho vay margin, hiện vào khoảng 21.000 tỷ đồng – 22.000 tỷ đồng.
Đối với kênh ngân hàng tài trợ trực tiếp cho cá nhân để đầu tư chứng khoán. Theo thống kê vào khoảng hơn 1.000 tỷ đồng. “Cả hai con số này quá bé vì tổng tín dụng qua hai kênh chỉ vào khoảng 0,3% tổng dư nợ qua hệ thống ngân hàng thương mại”, lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán bình luận.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, với diễn biến hiện nay khi cho vay tiêu dùng nở rộ thì sẽ rủi ro cho hệ thống. Bởi rất có khả năng tiền là đi vay để mua nhà, đất. Nhưng trong thời gian chờ giải ngân sẽ “lướt sóng” trên thị trường chứng khoán. Điều này, theo lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán, rất có thể xảy ra nhưng không nhiều. Vấn đề là phải kiểm soát chặt chẽ thủ tục cho vay để tránh việc dùng tiền sai mục đích.
Tăng trưởng chứng khoán
Lãnh đạo NHNN cho biết, tín dụng cho hoạt động kinh doanh chứng khoán tháng 11, tháng 12 năm 2020 tăng trưởng khá nóng. Sau đó sang tháng 1/2021 đã giảm 10%. Tuy nhiên từ tháng 3 lại tiếp tục tăng trở lại nên chỉ còn giảm 1% so với cuối năm 2020.
Tại Hội nghị Trực tuyến toàn ngành về công tác tín dụng sáng nay (14/4), ông Nguyễn Tuấn Anh – Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế NHNN cho biết: Dư nợ tín dụng chảy vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro vẫn được kiểm soát, theo dõi sát sao. Ngân hàng Nhà nước cũng định hướng năm 2021, tín dụng tăng khoảng 12%. Ưu tiên tín dụng chảy vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên. Hạn chế các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như chứng khoán, bất động sản.
Tăng trưởng tín dụng
Tăng trưởng tín dụng đến cuối quý 1/2021 đạt 2,93%. Góp phần vào việc tăng trưởng GDP tăng 4,48%. Tăng trưởng tín dụng cuối tháng 1/2021 đạt 0,76%. Sang tháng 2 giảm nhẹ xuống 0,66% do dịch Covid-19 bùng phát. Và đến tháng 3 cầu tín dụng đã tăng trở lại lên 2,93%, cao hơn so với cùng kỳ (chỉ 1,3%).
Tín dụng chủ yếu tập trung vào vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên. Chẳng hạn tăng trưởng tín dụng nông lâm thuỷ sản đạt 2,42%; công nghiệp 3,04%;… Trong khi đó, tín dụng vào chứng khoán đạt 45.300 tỷ đồng, giảm 1% so với cuối năm 2020; tín dụng vào bất động sản đạt 1,85 triệu tỷ, tăng 3%. Tín dụng BOT, BT giao thông khoảng trên 108.000 tỷ đồng, giảm 0,15%; tín dụng phục vụ đời sống đạt gần 1,87 triệu tỷ đồng, tăng 1,2%.
Theo ông Tuấn Anh, tín dụng lĩnh vực chứng khoán tháng 11, 12 năm 2020 tăng trưởng khá nóng, sang tháng 1/2021 đã giảm 10%, tuy nhiên từ tháng 3 lại tiếp tục tăng trở lại đưa về chỉ giảm 1% so với cuối năm 2020.
Tín dụng kinh doanh chứng khoán
Trước đó, theo thông tin từ NHNN tính đến ngày 28/2/2021, tín dụng kinh doanh chứng khoán là 42.590 tỷ đồng, giảm 6,98% so với cuối năm 2020, tín dụng lĩnh vực bất động sản là 1.835.504 tỷ đồng, tăng 2,13% so với 2020 (kinh doanh bất động sản tăng 2,82%); tín dụng phục vụ đời sống là 1.848.015 tỷ đồng, tăng 0,14%.
Có thể thấy, tỷ trọng tín dụng các lĩnh vực rủi ro chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ của toàn nền kinh tế. NHNN cũng nhận định tình hình tăng trưởng tín dụng trong quý 1 vẫn ổn định, theo đúng các mục tiêu Chỉ thị 01 của Ngân hàng Nhà nước.
Nguồn: Cafef.vn