Vai trò thế hệ millennials đối với mô hình thương mại điện tử B2B

Vai trò thế hệ millennials đối với mô hình thương mại điện tử B2B

Nhịp Sống Số Thế Giới Số
Mất:5 phút, 55 giây để đọc

Thương mại điện tử ngày càng phổ biến ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Chính vì sự thịnh hành này mà ngày càng có nhiều mô hình thương mại điện tử ra đời, cụ thể là mô hình B2B.  Tính đến năm 2025, dự báo 80% giao dịch mua bán B2B giữa nhà cung cấp và người mua (doanh nghiệp) sẽ thông qua các kênh kỹ thuật số. Nhận xét này xuất phát từ sách trắng thương mại điện tử do DHL Express phát hành gần đây. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm thông tin cụ thể hơn về nhận định này.

Mô hình B2B là gì?

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2B (Business to Business) có nghĩa là mô hình kinh doanh online giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Các hoạt động giao dịch mua bán giữa hai doanh nghiệp diễn ra trên các sàn thương mại điện tử. Hoặc các kênh thương mại điện tử của từng doanh nghiệp. Khi nào gọi là mô hình kinh doanh B2B? Đó là khi một khách hàng mua hàng từ một doanh nghiệp, công ty sẽ tiếp tục sử dụng sản phẩm đó. Mục đích là để kinh doanh bán lại cho khách hàng là người dùng cuối.

Mô hình B2B là gì?

Khách hàng trong mô hình B2B ở đây không phải là một cá nhân. Mà là một công ty, doanh nghiệp, cửa hàng. Do đó có thể giá trị của hợp đồng, đơn hàng thường rất lớn. Không thể giao dịch ngay trên sàn thương mại điện tử hoặc kênh thương mại điện tử riêng. Mà buộc phải ký hợp đồng bên ngoài (trong trường hợp cần thiết). Mô hình B2B đầu tiên thường gặp nhất sàn giao dịch thương mại điện tử. Có thể kể đến như Lazada, Tiki, Adayroi, Shopee,.. ở thị trường Việt Nam. Còn thị trường nước ngoài thì có thể kể đến Amazon, Taobao, Alibaba, Ebay,…

Dự đoán thị trường thương mại điện tử B2B rất có tiềm năng trong tương lai

Sách trắng vừa được DHL Express công bố với tiêu đề: Hướng dẫn về thương mại điện tử B2B: Xu hướng kỹ thuật số đang “soán ngôi” các phương tiện truyền thống. Theo đó, nghiên cứu này dự đoán thị trường thương mại điện tử B2B (Business to Business – Doanh nghiệp với Doanh nghiệp) sẽ phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Cụ thể, đến năm 2025, 80% các giao dịch mua bán B2B giữa nhà cung cấp và người mua là doanh nghiệp sẽ diễn ra trên các kênh kỹ thuật số.

Xu hướng tăng trưởng thương mại điện tử toàn cầu chủ yếu đến từ ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Đối với tốc độ số hóa và sự thay đổi hành vi mua hàng của thế hệ millennials. Thế hệ sinh ra trong giai đoạn 1984 – 1996.  Đây cũng chính là những người mua hàng B2B chuyên nghiệp xét theo độ tuổi hiện nay.

Vai trò thế hệ millennials

Bên cạnh tác động của sự toàn cầu hóa và số hóa. Phải kể đến vai trò thế hệ millennials trong việc góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường thương mại điện tử B2B toàn cầu. Hiện nay, thế hệ millennials chiếm 73% trong các quyết định mua hàng B2B. Vốn là người có hiểu biết về các ứng dụng kỹ thuật số và dựa trên trải nghiệm của bản thân trong lĩnh vực thương mại điện tử B2C. Business to Customer – từ Doanh nghiệp đến Khách hàng cá nhân. Họ đặt ra kỳ vọng cao khi thực hiện các giao dịch B2B. Điều này mang lại nhiều tiềm năng tăng trưởng lớn. Đồng thời cũng đòi hỏi các doanh nghiệp phải tiếp tục đầu tư vào các giải pháp kỹ thuật số. Ví dụ như nền tảng bán hàng.

Vai trò thế hệ millennials

Ông Ken Lee, Giám đốc điều hành DHL Express khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho biết: “Tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương ngoại trừ Trung Quốc, chúng tôi nhận thấy số lượng hàng hóa vận chuyển tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong hai tháng cao điểm là tháng 11 và 12 năm 2020. Bởi có nhiều người gửi hàng hơn và mức chi tiêu của mỗi khách hàng cũng tăng hơn 21%. Chỉ trong hai tháng đó, các lô hàng B2C tăng 65%. Trong đó các sản phẩm công nghệ tiêu dùng và hàng may mặc chiếm đa số.Lượng hàng hóa vận chuyển tăng vọt càng cho thấy rõ tốc độ phát triển của mua sắm trực tuyến. Và nhu cầu vận chuyển xuyên biên giới”.

Những con số thống kê

Theo đó, các nhà cung cấp dịch vụ logistics phải liên tục thích nghi và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Không chỉ thương mại điện tử B2C phát triển nhờ vào những bước tiến lớn của quá trình số hóa. Và sự thay đổi trong hành vi người tiêu dùng. Mà từ năm 2019, trước khi đại dịch diễn ra; doanh số bán hàng toàn cầu trên các trang web và sàn thương mại điện tử B2B đã tăng trưởng 18,2%. Đạt 12.2 nghìn tỷ đô la Mỹ. Vượt xa quy mô của thị trường B2C.

Với dịch Covid-19 cùng sự tăng tốc chuyển đổi số. Sản lượng thị trường thương mại điện tử B2B dự đoán sẽ đạt 20.9 nghìn tỷ đô la Mỹ vào năm 20272. Là nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế. Trong xu thế chung của thị trường thương mại điện tử, DHL Express luôn ghi nhận mức tăng trưởng lớn. Đặc biệt vào các dịp cao điểm lễ hội (như Lễ Phục Sinh, Giáng Sinh). Và các ngày hội siêu mua sắm (như Black Friday hoặc Cyber Monday).

Thành tích của DHL Express

Số lượng lô hàng thương mại điện tử B2C trong mạng lưới giao nhận của DHL Express tăng xấp xỉ 40% trong năm 2020 so với năm 2019. Sự phát triển tích cực này đã được thể hiện qua kết quả tài chính năm 2020: với tổng doanh thu đạt 19,1 tỷ euro (tăng 11,9% so với cùng kỳ) và lợi nhuận trước thuế đạt 2,7 tỷ euro (tăng 34,9%), công ty DHL Express trực thuộc Tập đoàn Deutsche Post DHL đã kết thúc năm 2020 với kết quả kinh doanh tốt nhất trong lịch sử hơn 50 năm thành lập.

Thành tích của DHL Express

Ông Shoeib Reza Choudhury, Tổng Giám đốc DHL Express Việt Nam chia sẻ: “Như đã được đề cập trong Sách trắng, thị trường B2B sẽ đón nhận làn sóng tiếp theo của thương mại điện tử. Tại Việt Nam, chúng tôi sở hữu mạng lưới với hơn 800 Chuyên viên Quốc tế được chứng nhận (Certified International Specialist – CIS), 2 trung tâm xuất nhập khẩu, 9 trung tâm khai thác, 10 điểm dịch vụ, 211 phương tiện giao nhận và hệ thống máy bay riêng của DHL…”.

Nguồn: Nss.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài đặc sắc