Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển với mức tăng trưởng cao trong những năm gần đây. Đóng góp không nhỏ vào sự thành công ấy là các dự án của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn. Không chỉ là nhân tố tạo nên những bước ngoặt quan trọng, đây còn là tiền đề vững chắc để hình thành nền kinh tế bền vững trong tương lai. Nhắc đến sự thành công này, không thể bỏ qua Tập đoàn Vingroup, đứng đầu là chủ tịch Phạm Nhật Vượng. Với những thành tựu lớn lao, hiện nay vốn hóa Vingroup đang trong top dẫn đầu Việt Nam.
Tập đoàn Vingroup
Vingroup được thành lập vào ngày 8 tháng 8 năm 1993. Với tiền thân là công ty Technocom sản xuất mỳ ăn liền tại Ukraina bởi các du học sinh người Việt Nam. Sau đó đầu tư về Việt Nam. Năm 2004, Nestle của Thụy Sỹ mua lại thương hiệu mỳ này. Năm 2011, 2 công ty cổ phần Vinpearl và công ty cổ phần Vincom được sáp nhập lại bằng cách hoán đổi cổ phần.
Đến giữa tháng 2 năm 2012, cổ phiếu Vingroup (mã: VIC) phát hành thêm cho mục đích sáp nhập. Được chính thức giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Tại Việt Nam, Vingroup được coi như là một phiên bản chaebol Hàn Quốc. Một dạng tập đoàn đa ngành làm mọi việc và mang trọng trách làm ngọn cờ đầu của nền kinh tế.
VIC tiếp tục lập đỉnh cao mới
Trong khi đó, giá trị cổ phiếu VIC mà Chủ tịch Phạm Nhật Vượng nắm giữ cũng lên tới hơn 270.000 tỷ đồng (11,7 tỷ USD). Thậm chí còn lớn hơn cả vốn hóa của công ty lớn thứ 4 TTCK Việt Nam là Vinamilk (207.115 tỷ đồng). Phiên giao dịch 15/4 diễn ra không mấy tích cực với sắc đỏ chiếm ưu thế trên thị trường. Chỉ số VN-Index đóng cửa giảm 8,62 điểm (0,69%) xuống 1.247,25 điểm. Dù diễn biến thị trường chung không thực sự thuận lợi, tuy nhiên cổ phiếu VinGroup (VIC) tiếp tục là điểm sáng. Khi ngược dòng tăng 900 đồng (+0,64%) lên 140.900 đồng.
Với giá đóng cửa 140.900 đồng, VIC tiếp tục xác lập đỉnh cao mới. Kể từ khi lên sàn chứng khoán (tính theo giá điều chỉnh). Tại mức giá này, vốn hóa VinGroup lên tới 476.584 tỷ đồng (20,7 tỷ USD). Bỏ xa các cái tên tiếp theo như Vietcombank (361.616 tỷ đồng). VinHomes (338.971 tỷ đồng), Vinamilk (207.115 tỷ đồng). Hòa Phát (180.574 tỷ đồng)…Thậm chí, vốn hóa VinGroup lúc này còn bằng tổng vốn hóa của 3 ngân hàng lớn. BIDV (173.148 tỷ đồng), Vietinbank (157.128 tỷ đồng) và Techcombank (143.351 tỷ đồng) cộng lại.
Giá trị cổ phiếu VIC
Trong khi đó, giá trị cổ phiếu VIC mà Chủ tịch Phạm Nhật Vượng nắm giữ cũng lên tới hơn 270.000 tỷ đồng (11,7 tỷ USD). Thậm chí còn lớn hơn cả vốn hóa của công ty lớn thứ 4 TTCK Việt Nam là Vinamilk (207.115 tỷ đồng).
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng hiện đang có tài sản 9,6 tỷ USD. Là người giàu thứ 236 thế giới, tăng 108 bậc so với đầu năm. Báo cáo KQKD năm 2020 cho biết VinGroup đạt doanh thu 110.490 tỷ đồng. Và lợi nhuận trước thuế 13.943 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu chuyển nhượng bất động sản lớn nhất với 72.167 tỷ đồng. Trong khi doanh thu từ hoạt động sản xuất (bao gồm VinFast, VinSmart) xếp thứ 2 với 17.415 tỷ đồng.
Mới đây, Bloomberg đã thông tin về việc IPO VinFast tại Mỹ, dự kiến huy động khoảng 2 tỷ USD. Và kỳ vọng mức định giá ít nhất 50 tỷ USD sau khi niêm yết. Trả lời về vấn đề này, VinGroup cho biết công ty thường xuyên xem xét các lựa chọn để huy động vốn và đầu tư cho VinFast. Điển hình là những cơ hội huy động vốn như đầu tư vốn trực tiếp vào công ty, phát hành cổ phiếu mới, sáp nhập với công ty mua lại mục đích đặc biệt, hoặc các giao dịch khác. Việc triển khai các giao dịch huy động vốn còn tùy thuộc vào điều kiện thị trường và nhu cầu vốn thực tế của công ty. Công ty sẽ công bố thông tin theo quy định khi quyết định triển khai giao dịch.
Những thông trên của thanhnien365 hy vọng mang đến trải nghiệm tuyệt vời.
Nguồn: Cafef.vn