Mặc dù xuất khẩu ngành điện tử của Việt Nam xếp thứ hạng cao trên thế giới và ASEAN, thế nhưng, lại khiến nhiều chuyên gia lo lắng. Bởi, giá trị xuất khẩu lại phụ thuộc phần lớn vào các doanh nghiệp FDI. Các số liệu thống kê cho thấy, giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI đạt đến 95%, chiếm gần như toàn bộ thị phần. Đây là hiện thực đáng buồn và khiến xuất khẩu điện tử của nước ta phụ thuộc vào nước ngoài. Do vậy, các chuyên gia đề xuất các giải pháp để khuyến khích doanh nghiệp điện tử trong nước phát triển. Từ đó, tạo ra một nền kinh tế vững chắc, tự lực cho nước nhà.
Xuất khẩu ngành điện tử của Việt Nam liên tục được xếp thứ hạng cao
Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), Việt Nam nằm trong số các quốc gia xuất khẩu điện tử lớn thứ 12 thế giới và thứ 3 trong khối ASEAN, nhưng có đến khoảng 95% giá trị thuộc khối DN FDI. Có lẽ, không cần nói quá nhiều về điểm sáng tăng trưởng xuất khẩu của nền kinh tế. Bởi trong quý I/2021, cả nước ước tính xuất nhập khẩu 152,65 tỷ USD. Tăng 24,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 77,34 tỷ USD. Tăng 22%.
Năm 2019, sản lượng sản xuất điện thoại di động đạt 215,2 triệu cái. Sản phẩm ti vi ước tính đạt 14.626 nghìn cái. 9 tháng năm 2020, sản lượng điện thoại di động và ti vi sản xuất trong nước lần lượt là 163,4 triệu cái. Và 13.004,2 nghìn cái. Đáng chú ý, giá trị xuất khẩu ngành điện tử năm 2019 của Việt Nam đạt trên 87 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng bình quân 2010 – 2019 trên 50%, cao nhất thế giới. Đến tháng 9/2020, kim ngạch xuất khẩu ngành điện tử ước đạt khoảng 69 tỷ USD. Trong đó điện thoại di động và linh kiện ước đạt hơn 36,6 tỷ USD. Sản phẩm điện tử, máy tính và linh kiện ước đạt hơn 32,2 tỷ USD.
Doanh nghiệp nội địa chưa đáp ứng được yêu cầu
Mặc dù vậy, Cục Công nghiệp nhìn nhận, năng lực các doanh nghiệp nội địa trong ngành còn nhiều hạn chế, chất lượng, mẫu mã sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu cao của thị trường. Trong khi đó, các doanh nghiệp điện tử nội địa có tiếng trước đây đang phát triển chậm lại hoặc mất dần thương hiệu và chiếm thị phần nhỏ. Mặc dù có một số nhãn hiệu điện tử trong nước mới nổi như điện thoại BPhone, Vsmart, Vietel… tuy nhiên thị trường điện – điện tử dân dụng trong nước chủ yếu do các thương hiệu nước ngoài chiếm lĩnh.
Tỷ lệ nội địa hóa ngành điện tử đạt thấp. Chỉ khoảng 5-10%. Các sản phẩm điện tử trên thị trường Việt Nam đa số là hàng nhập khẩu nguyên chiếc hoặc lắp ráp trong nước bằng phần lớn các linh kiện nhập khẩu. Các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử trong nước đã có tham gia vào chuỗi giá trị của ngành, tuy nhiên, đa số mới cung cấp các sản phẩm đơn giản có giá trị, hàm lượng công nghệ thấp.
Rủi ro khi phụ thuộc vào doanh nghiệp FDI
Thời gian qua, Bộ Công Thương đang triển khai nhiều chương trình, dự án hợp tác quốc tế. Các doanh nghiệp FDI đã có những chính sách nhất định nhằm hỗ trợ các nhà cung ứng nội địa. Đơn cử, tai Samsung Việt Nam, số nhà cung ứng cấp 1 thuần Việt cho Samsung đã tăng đáng kể. Từ 4 nhà cung ứng năm 2014 lên 35 nhà cung ứng năm 2018. Panasonic Việt Nam hiện cũng có 4 DN Việt Nam cung ứng sản phẩm. Và giá trị cung ứng mới chiếm khoảng 10% giá trị linh kiện đầu vào sản xuất của Panasonic. Canon Việt Nam cũng liên tục tìm kiếm nhà cung cấp Việt Nam để tăng tỷ lệ nội địa hóa.
Chuyện xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc quá lớn vào khối FDI đã được nhắc tới từ lâu. Tuy nhiên, khi tỷ trọng xuất khẩu của khối FDI lên tới trên 76%, thì đó là điều đáng chú ý. Ông Vũ Thành Tự Anh (Đại học Fulbright Việt Nam) là một trong những chuyên gia đã có nhiều bình luận liên quan vấn đề này. Theo ông Tự Anh, việc nền kinh tế phụ thuộc ngày càng nhiều vào khu vực FDI là điều rất khó chấp nhận. “Nếu muốn tạo ra nội lực, thì không thể phụ thuộc vào FDI như hiện nay”, ông Tự Anh nói. Cùng với xây dựng năng lực sản xuất quốc gia, thì việc khuyến khích thu hút các dự án FDI. Tạo sức lan tỏa lớn, có kết nối với khu vực trong nước cũng đã được nhấn mạnh.
Nguồn: Baodautu.vn